Sự thăng hoa của các startup sản xuất thịt nhân tạo sẽ góp phần ngăn chặn đại dịch nhờn kháng sinh
McDonald, đã cùng với nhiều tập đoàn thức ăn nhanh khác như Burger King ra mắt bánh burger thực vật riêng. Thượng nghị sĩ Cory Booker (Mỹ) trả lời một câu hỏi về lối sống thuần chay của ông trong cuộc tranh luận tổng thống gần đây của đảng Dân chủ.
Và công ty sản xuất thịt thực vật Impossible Food có kế hoạch ra mắt cá nhân tạo cùng với bánh mì kẹp thịt thực vật trong tương lai gần.
Số lượng người mua thịt nhân tạo tăng dần
“Thịt giả” hay “những sản phẩm thay thế thịt”, đang ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh người tiêu dùng tìm những khẩu phần bền vững hơn.
Nhưng liệu những bánh burger thực vật thực sự tốt hơn cho môi trường? Và chúng có thể sánh thế nào với thịt về phương diện calo và những lợi ích sức khỏe? Đó là những câu hỏi mà người tiêu dùng quan tâm.
Định nghĩa phổ quát trong toàn ngành đối với sản phẩm thay thế thịt vẫn chưa ra đời. Những doanh nghiệp sản xuất thịt truyền thống lập luận rằng từ “thịt” chỉ nên dành cho protein có nguồn gốc từ động vật.
Về tổng thể, sản phẩm thay thế thịt gồm hai loại: protein thực vật và protein từ tế bào. Đối với sản phẩm protein thực vật, người ta chiết tách và phân lập protein từ thực vật, sau đó kết hợp với nguyên liệu từ thực vật khác với mục đích tạo ra sản phẩm giống thịt nhất có thể.
Bánh burger của Impossible và Beyond Meat và nhiều lựa chọn khác đang khá phổ biến trong ngăn lạnh của các cửa hàng tạp hóa là những ví dụ nổi tiếng về thịt thực vật.
Đối với thịt có nguồn gốc từ tế bào, người ta tách tế bào từ động vật và nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm để tạo ra miếng thịt.
Con người cần nuôi gà trong 6 tuần để giết thịt, và quá trình nuôi tế bào trong phòng thí nghiệm cũng tạo ra lượng thịt gà tương đương, nhưng không có xương, lông và những thứ khác.
Liệu thịt giả tốt cho sức khỏe hơn thịt thật?
Nếu chỉ dựa trên calorie, protein thực vật tốt cho sức khỏe hơn protein động vật. Bánh kẹp thịt Impossible Whopper của Burger King có hàm lượng calorie, chất béo và cholesterol thấp hơn bánh Whopper cỡ bình thường.
Thịt có nguồn gốc tế bào cũng có tiềm năng có lợi cho sức khỏe hơn thịt thật vì chúng có thể được thiết kế có nhiều protein, amino axit thiết yếu và vitamin hơn, đồng thời giảm lượng mỡ bão hòa và giảm thiểu nguy cơ thịt nhiễm khuẩn từ động vật (như khuẩn salmonella và khuẩn E. coli).
Câu hỏi số 1 mà nhà chuyên gia dinh dưỡng Samantha Cassetty nhận là mức độ tốt cho sức khỏe của các sản phẩm thay thế thịt.
“Người dân thực sự tò mò về sản phẩm thay thế thịt tự nhiên. Họ hiểu thịt đỏ gây nên tác động tới môi trường. Song điều quan trọng hơn, theo tôi, là người dân sẵn sàng đánh đổi nếu họ nghĩ thịt nhân tạo là sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn”, Samantha phát biểu.
Samantha đồng ý rằng những sản phẩm thịt thay thế bền vững hơn và là thứ dễ dàng thay thế cho thịt từ động vật, song lại muốn khách hàng chọn sản phẩm chưa chế biến thay vì những thịt thực vật hay thịt từ tế bào những được chế biến sẵn ở mức cao.
“Chúng là thực phẩm chế biến và một số nguyên liệu sẽ tốt hơn những nguyên liệu khác. Có thể chúng có diện mạo giống thịt và có đặc tính giống thịt, nhưng chúng ta không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn”, bà lập luận.
Bánh Impossible Whopper có hàm lượng calorie thấp hơn, nhưng lại chứa nhiều muối hơn so với bánh Whopper cỡ thường, cũng như nhiều chất qua chế biến khác.
Song thực tế ấy không có nghĩa là protein động vật là lựa chọn có lợi hơn đối với sức khỏe.
“Người ta dùng hóa chất để xử lí thịt động vật công nghiệp trong lò mổ, và chúng có xu hướng nhiễm khuẩn”, Bruce Friedrich, người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Viện Good Food, một tổ chức nghiên cứ phi lợi nhuận về thịt thực vật và thịt từ tế bào.
Mối lo ngại lớn nhất của Bruce với ngành thịt là lạm dụng kháng sinh, khiến hàng triệu người mắc chứng nhờn kháng sinh.
Năm ngoái, Liên Hợp Quốc tuyên bố nhờn kháng sinh đã trở thành tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe toàn cầu, có khả năng đe dọa loài người gần bằng biến đổi khí hậu.