|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sự suy giảm của ngành chế tạo tác động xấu đến kinh tế Eurozone

23:00 | 05/08/2019
Chia sẻ
Theo một cuộc khảo sát do công ty dữ liệu tài chính IHS Markit tiến hành, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) tại Eurozone đã giảm từ 52,2 điểm trong tháng Sáu xuống 51,5 điểm trong tháng Bảy vừa qua.
Sự suy giảm của ngành chế tạo tác động xấu đến kinh tế Eurozone - Ảnh 1.

Xe của hãng Ford trưng bày tại triển lãm ôtô ở Essen của Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sự suy giảm mạnh trong lĩnh vực chế tạo của Đức đang đè nặng lên 19 quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone).

Theo một cuộc khảo sát do công ty dữ liệu tài chính IHS Markit tiến hành, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) tại Eurozone đã giảm từ 52,2 điểm trong tháng Sáu xuống 51,5 điểm trong tháng Bảy vừa qua.

Nhà kinh tế Chris Williamson thuộc IHS Markit nhận định mối lo ngại về chiến tranh thương mại, sự giảm tốc của nền kinh tế, tình trạng sụt giảm nhu cầu thiết bị kinh doanh và doanh số bán ôtô cùng với những quan ngại địa chính trị như Brexit là những nhân tố đè nặng lên hoạt động chế tạo tại Eurozone.

Theo IHS Markit, chỉ số PMI tại Đức đã giảm xuống 50,9 điểm, giữa bối cảnh đà tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ giúp bù đắp sự sụt giảm của lĩnh vực chế tạo.

Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, kinh tế Eurozone đã giảm tốc trong quý 2 vừa qua khi chỉ tăng trưởng 0,2%, thấp hơn mức tăng 0,4% trong quý 1 năm nay.

Số liệu kinh tế yếu củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế tại cuộc họp vào ngày 12/9 tới.

Giới phân tích dự báo ECB có thể hạ lãi suất tiền gửi từ -0,4% xuống -0,5%.

Chủ tịch ECB Mario Draghi cũng cho biết ngân hàng này đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiến hành nghiên cứu về khả năng tái khởi động chương trình mua trái phiếu, với việc bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính.

Tháng 12/2018, ECB đã tạm dừng chương trình mua trái phiếu kéo dài gần bốn năm, qua đó bơm 2.600 tỷ euro (khoảng 2.900 tỷ USD) vào nền kinh tế Eurozone trong nỗ lực phục hồi tăng trưởng và đưa lạm phát về mức mục tiêu của ngân hàng này.

Trà My

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.