|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sự du nhập của OYO và RedDoorz - sôi động thị trường chuỗi khách sạn bình dân Việt Nam

14:50 | 20/06/2019
Chia sẻ
Trong vòng một năm trở lại đây, cả hai tên tuổi trong ngành chuỗi khách sạn bình dân là Oyo và RedDoorz đều đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cả hai liên tục có những động thái mới tạo nên một làn sóng đối với thị trường lưu trú ngắn hạn trong nước.

'Kì lân' OYO Ấn Độ từng bước thâm nhập Việt Nam 

Công ty chủ quản của chuỗi khách sạn giá rẻ Oyo chính thức hoạt động tại Việt Nam từ giữa tháng 1 năm nay. Sau 5 tháng có mặt, thương hiệu OYO có hơn 60 khách sạn ở 6 tỉnh thành gồm TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…  Từ cuối tháng 5 đến nay, thông tin tuyển dụng của OYO được đăng tải trên khắp các website kết nối việc làm.

Được thành lập từ năm 2013 tại Ấn Độ, nhà sáng lập Ritesh Agarwal xây dựng nên nền tảng đặt phòng giá rẻ OYO khi chỉ mới 19 tuổi. Sau hơn 6 năm, Oyo quản lí hơn 120.000 phòng khách sạn giá rẻ tại Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nepal và Trung Đông. Với số vốn huy động được là 1,7 tỉ USD (theo Crunchbase), "kì lân" OYO có mức định giá khoảng 5 tỉ USD.

Theo Nikkei, chiến lược kinh doanh của Oyo dựa trên nguyên tắc khá đơn giản là đưa các tiêu chuẩn và quy trình chung vào những khách sạn có ngân sách eo hẹp. Các cá nhân và gia đình điều hành khách sạn nên phần lớn đều không phát triển và thường bị các chuỗi lớn bỏ qua. Tận dụng được khoảng trống đó, Agarwal đã tạo cho họ cơ hội hưởng lợi nhờ quy mô kinh tế bằng cách tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại Oyo đang phát triển nhanh chóng.

162219747

Một phòng của OYO tại TP HCM. Ảnh: Booking.

Khi gia nhập chuỗi Oyo, chất lượng phòng và chất lượng dịch vụ đều được cải thiện đồng thời giá phòng lại giảm do hiệu quả tăng lên. Agarwal cho biết tỉ lệ phòng được lấp đầy của khách sạn nhỏ tăng từ 25% lên tới 70% chỉ sau một tháng tham gia. 

Giá phòng của Oyo dao động từ 25 USD đến 50 USD một đêm, trong khi mức giá một đêm thấp nhất của những khách sạn lớn trên thế giới thường là 50 USD. Đổi lại, Oyo sẽ nhận phí nhượng quyền thương mại hoặc một phần doanh thu từ các chủ khách sạn. 

RedDoorz - đối thủ đến trước của OYO

Ra đời sau và bắt chước theo mô hình của OYO, chuỗi khách sạn giá rẻ RedDoorz đến từ Singapore đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ tháng 7/2018, sớm hơn OYO một bước.

Thành lập tại Singapore năm 2015, RedDoorz cũng như một số đối thủ trong khu vực Đông Nam Á bắt chước mô hình của OYO, quản lí một số lượng phòng nhất định của các khách sạn giá rẻ rồi nâng cấp các tiêu chuẩn về dịch vụ. Tính đến thời điểm hiện tại, RedDoorz có mặt ở Phillipines, Indonesia, Singapore, Việt Nam.

158065244

Căn phòng của chuỗi khách sạn bình dân RedDoorz. Ảnh: RedDoorz.

Tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 3 năm 2018, RedDoorz đã có hơn 40 khách sạn khắp nội thành của TP HCM, 40.000 khách hàng sử dụng dịch vụ, tỉ lệ lấp đầy phòng từ 70% đến 80%. Trong năm 2019, thương hiệu này đặt mục tiêu mở rộng ra thêm 3 thành phố Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hà Nội, nâng tổng số khách sạn RedDoorz lên con số 200.

Tuệ An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.