|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Startup thương mại điện tử Việt vươn lên trong đấu trường của 'cá mập'

16:27 | 12/02/2018
Chia sẻ
So với phần còn lại ở Đông Nam Á, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng đối với các tập đoàn lớn.

Hàng ngày, các chợ trực tuyến tham gia một cuộc đấu kiếm. Các đấu thủ đâm, gạt, đỡ với những thuật toán về giá để “chém” lẫn nhau. Những “cá mập lớn” tấn công bằng cách chiết khấu mạnh giá sản phẩm để gây tổn thất cho đối thủ.

Nhưng bên ngoài đấu trường của những “cá mập”, một thế giới của các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ vẫn tồn tại. Họ không chỉ tồn tại song song với các “gã khổng lồ”, mà còn phát triển liên tục. Đó là dấu hiệu cho thấy các cơ hội vẫn tồn tại trong những ngóc ngách mà chúng ta không để ý ở Đông Nam Á.

Câu chuyện một 'cá nhỏ sống khỏe' ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Loic Gautier đang hoạch định chiến lược tiếp theo. Anh là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Leflair, trang web bán hàng hiệu giá thấp cho người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu.

startup thuong mai dien tu viet vuon len trong da u truo ng cu a ca ma p
Leflair là một trong những công ty thương mại điện tử non trẻ nhưng đang kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam. Đây là một trong những bằng chứng về việc các công ty nhỏ vẫn có thể phát triển dưới cái bóng của các tập đoàn lớn. Ảnh: Leflair

Hoạt động kinh doanh của Leflair đang phát đạt. Doanh thu tăng 10% mỗi tháng, khiến doanh thu năm 2017 tăng gấp đôi so với năm trước. Gautier tiết lộ thêm vài con số.

  • Mức chi tiêu bình quân của khách hàng: 80 USD

  • Lượng truy cập hàng tháng: 1 triệu

  • Doanh thu hàng năm: Hơn 10 triệu USD, tính tới cuối năm ngoái

  • Số vốn từ các nhà đầu tư: 5 triệu USD

  • Chi phí tiếp thị: Khoảng 10% doanh thu

“Quảng bá một thương hiệu mà mọi người đã biết sẽ rẻ hơn nhiều so với quảng bá sản phẩm thông thường, đặc biệt khi chúng tôi chỉ bán với giá bằng 50% giá bán lẻ”, Gautier phát biểu.

Việt Nam là mảnh đất cực tiềm năng

Có vẻ như kỷ nguyên khởi nghiệp trong mảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã tới hồi kết. Trong bối cảnh hai tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon và Alibaba đổ những nguồn lực vô tận của họ vào Đông Nam Á, việc các doanh nhân lập chợ trực tuyến vào thời điểm hiện tại giống việc họ ký sẵn vào đơn xin phá sản.

Vậy nhưng, đối với những công ty đã bước vào “đấu trường” từ vài năm trước, có thể giai đoạn thuận lợi vẫn đang ở phía trước. Họ có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng: Thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á vẫn thua kém một chút so với Ấn Độ và thậm chí tụt khá xa so với Trung Quốc.

Mức độ phát triển thương mại điện tử giữa các quốc gia Đông Nam Á không giống nhau, theo một báo cáo của iPrice - một trang so sánh giá. Để thực hiện nghiên cứu, iPrice đồng bộ dữ liệu từ những trang thương mại điện tử như Lazada.

Singapore tuy là thị trường nhỏ nhưng lại dẫn đầu về quy mô thương mại điện tử. Trong khi đó, Việt Nam có thị trường lớn nhưng vẫn chưa đuổi kịp các nước láng giềng về quy mô thương mại điện tử và mức độ sử dụng thẻ tín dụng.

“Việt Nam là nơi khiến giới đầu tư e ngại hơn nhiều so với những nước khác. Vì thế, lượng vốn vào Việt Nam thấp hơn nhiều”, Gautier nhận xét. Tuy nhiên, anh vẫn tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam khi kinh doanh ở TP Hồ Chí Minh.

startup thuong mai dien tu viet vuon len trong da u truo ng cu a ca ma p
TP Hồ Chí Minh là một trong những nơi phù hợp để khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Ảnh: archdaily.com

Đối với Indonesia, Gautier nghĩ thị trường thương mại điện tử ở đây đã bão hòa.

“Ba năm trước, người ta cảm thấy phấn khích nghĩ tới chuyện khởi nghiệp trong mảng thương mại điện tử ở Indonesia. Nhưng hiện tại, họ nhận ra rằng kinh doanh ở đây rất khó. Chi phí để có khách hàng rất cao”, anh nói.

Có lẽ thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang “nóng” dần. Những chợ trực tuyến ngang hàng như Lozi - với vài triệu người sử dụng - huy động vốn thành công từ Rekanext Capital Partners - một quỹ đầu tư tại Singapore, vào năm ngoái.

Sau đó, tập đoàn thương mại điện tử JD tại Trung Quốc tiến vào Việt Nam với vụ đầu tư cho Tiki.vn, một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam. Giới quan sát dự đoán những thương vụ như thế sẽ tiếp tục diễn ra.

Nhạc Dương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.