|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Số tài khoản chứng khoán mở mới lập kỉ lục, người dân ồ ạt đổ tiền vào thị trường

08:50 | 05/12/2020
Chia sẻ
Theo dữ liệu thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 11 là 41.497 tài khoản. Con số này tương đương với con số kỉ lục về số lượng tài khoản mở mới trong tháng 3/2018.

Kỉ lục mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán của NĐT cá nhân trong nước

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có tháng 11 giao dịch bùng nổ. Đóng cửa tháng 11, VN-Index dừng ở 1.003,08 điểm, tăng 8,4% so với cuối tháng 10. Khởi sắc hơn, HNX-Index tăng 9,1% trong tháng 10, đóng cửa ở 147,7 điểm.

Đi cùng với sự tích cực của thị trường đó là thanh khoản dồi dào. Kể từ giữa tháng 11, TTCK Việt Nam liên tục ghi nhận các phiên giao dịch có giá trị vượt 10.000 tỉ đồng, nhiều phiên thanh khoản khớp lệnh vượt nửa tỉ USD.

Trong bối cảnh "mua là thắng", thị trường tiếp tục gây bất ngờ khi nhà đầu tư ồ ạt mở tài khoản giao dịch chứng khoán. 

Số tài khoản chứng khoán mở mới lập kỉ lục, người dân ồ ạt đổ tiền vào thị trường - Ảnh 1.

Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp

Theo dữ liệu thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới trong tháng 11 là 41.497 tài khoản. Con số này tương đương với con số kỉ lục về số lượng tài khoản mở mới trong tháng 3/2018 (41.505 tài khoản).

Xét theo từng nhóm, NĐT cá nhân trong nước ghi nhận số lượng mở mới tài khoản chứng khoán cao kỉ lục, đạt 41.080 tài khoản trong tháng 11. Con số này phá vỡ kỉ lục trước đó với 40.554 tài khoản mở mới trong tháng 3/2018. 

Bên cạnh đó, số lượng tài khoản NĐT mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước liên tục tăng trong 5 tháng liên tiếp. Tháng trước đó, lượng mở mới chỉ đạt 36.346 tài khoản.

Không nằm ngoài xu hướng, các NĐT tổ chức trong nước cũng mở mới 123 tài khoản giao dịch chứng khoán trong tháng 11, ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu năm 2018. Tính đến ngày 30/11, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhóm này là 11.083.

Với khối ngoại, tương tự như tháng 10, NĐT cá nhân nước ngoài mở mới 257 tài khoản, cao nhất kể từ đầu năm nay, cán mốc 30,763 tài khoản tính đến cuối tháng 11. Các tổ chức nước ngoài cũng mở mới 37 tài khoản, cao hơn so với con số 14 cuối tháng trước. Tính đến ngày 30/10, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của tổ chức nước ngoài là 3.922 tài khoản.

Số tài khoản chứng khoán mở mới lập kỉ lục, người dân ồ ạt đổ tiền vào thị trường - Ảnh 2.

Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp

Với xu hướng ồ ạt mở mới, số lượng tài khoản giao dịch tài khoản chứng khoán tại Việt Nam vượt mốc 2,7 triệu tài khoản tính đến cuối tháng 11.

Cụ thể, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại ngày 30/11 là 2.707.780 tài khoản, tăng 332.886 tài khoản so với thời điểm đầu năm, tương ứng tỉ lệ tăng 14%. Nhà đầu tư trong nước vẫn chiếm ưu thế với số lượng tài khoản đạt hơn 2,66 triệu, chiếm tỉ trọng 98,3%. 

Ồ ạt đổ tiền vào thị trường, NĐT trong nước đang "chiếm sóng"

Hệ quả xu thế ồ ạt mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán, giới đầu tư trong nước đổ lượng tiền lớn vào thị trường. Theo thống kê từ Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), qui mô giao dịch của NĐT cá nhân trong nước liên tục tăng trong ba tháng gần đây. 

Số tài khoản chứng khoán mở mới lập kỉ lục, người dân ồ ạt đổ tiền vào thị trường - Ảnh 3.

Nguồn: Chứng khoán BSC

Tính chung trong cả tháng 11, giao dịch của NĐT cá nhân trong nước chiếm 80,3%, cao nhất một năm trở lại đây, vượt trội hơn so với mức trung bình 75,8% trong một năm.

Xu hướng thanh khoản thị trường liên tục tăng mạnh, diễn biến trên cho thấy NĐT cá nhân trong nước đã liên tục đổ thêm tiền vào thị trường.

Theo chia sẻ từ một lãnh đạo công ty chứng khoán lớn, NĐT trong nước liên tục mở giới tài khoản và giao dịch bằng tiền "thịt" (PV - tiền được nộp vào tài khoản). Do đó, sức nóng về margin vẫn chưa dâng cao.

Qua quan sát, trong giai đoạn gần đây một số công ty chứng khoán vẫn tung các chương trình cho vay margin với lãi suất ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư mở mới tài khoản.

Trở lại với xu thế dòng tiền, động thái đổ tiền vào kênh chứng khoán của giới đầu tư trong nước diễn ra trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm đang tiếp tục trong xu hướng giảm.

Ghi nhận vào đầu tháng 12, cả 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank đồng loạt giảm lãi suất huy động trong cuối tháng 11 và đầu tháng 12, mức điều chỉnh dao động từ 0,1 đến 0,2 điểm %. 

Đơn cử, tại VietinBank, lãi suất đối với tiền gửi kì hạn 6 đến 12 tháng giảm còn 4%/năm. Lãi suất đối với kì hạn 12 tháng trở lên còn 5,6%/năm.

Bên cạnh xu thế "tiền rẻ", thị trường giao dịch khởi sắc càng thêm hấp dẫn nhà đầu tư. Đà tăng giá của các cổ phiếu diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các nhóm ngành. Ghi nhận trên sàn HOSE trong tháng 11 có 301 cổ phiếu tăng giá, áp đảo so với số 12 mã đứng giá tham chiếu và 82 mã giảm giá. 

Trong đó, số lượng cổ phiếu tăng giá trên 5% chỉ trong 1 tháng trên sàn HOSE (nhiều hơn lãi tiền gửi tiết kiệm 1 năm) lên đến 215 mã. Diễn biến tích cực này của thị trường sẽ thu hút thêm nhà đầu tư giam gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lợi Hoàng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.