|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 2)

09:15 | 24/10/2019
Chia sẻ
Mặc dù giữ vị trí số 1 thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), còn nhiều vấn đề Singapore cần cải thiện, đặc biệt là những lĩnh vực tương đối thấp điểm.
Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 2) - Ảnh 1.

Các tấm năng lượng Mặt trời được lắp đặt dọc vịnh Marina, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Singapore tụt lại rất xa phía sau về khuôn khổ quy định tình trạng không trả được nợ của nước này. Khuôn khổ này có thể giúp khôi phục các công ty có thể tồn tại và loại bỏ các công ty không thể. Trong lĩnh vực này, Singapore xếp thứ hạng thấp, mức 88.

Trong nhiều năm qua, có quá nhiều công ty mắc nợ đáng lẽ có thể phục hồi và phát triển thì đã bị phá sản, chủ yếu là do các nhà tín dụng đã có quá nhiều tác động đến các công ty nợ nần.

Năm 2017, Singapore đã đưa ra những cải cách đối với luật về tình trạng không trả được nợ và vấn đề tái cơ cấu của nước này bằng việc đưa ra một số điều khoản dựa trên Chương 11 của Luật phá sản Mỹ.

Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bị mắc nợ tiếp tục hoạt động trong khi tái cơ cấu các khoản nợ của họ để việc trả nợ có thể được trải dài trong một giai đoạn dài hơn. 

Điều này làm thay đổi cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho các công ty nợ và đem lại cho các công ty này cơ hội tốt hơn để tồn tại trong những thời điểm khó khăn.

Còn quá sớm để đưa ra phán xét về sự thành công của công cuộc cải cách lớn này, nhưng có cơ hội tốt để Singapore sẽ được xếp hạng cao hơn đối với các quy định về tình trạng không trả được nợ của nước này trong tương lai.

Sự quản trị tốt hơn về vấn đề cổ đông cũng sẽ có ích và đây một lần nữa là lĩnh vực mà Singapore bị xếp thứ hạng thấp hơn mức đáng lẽ nó cần nhận được, thứ 37. Điều này có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên.

Trong những năm gần đây, có nhiều trường hợp mà quyền lợi của cổ đông bị vi phạm. Những người buôn bán hàng hóa của hãng Noble nhiều lần bị bút toán những khoản nợ khổng lồ, trong khi thực tế không phải như vậy. Trong quá trình này đã có nhiều sự ra đi của các cổ đông và người nắm giữ trái phiếu.

Công ty Keppel đã bị phát hiện phạm tội hối lộ để nhận được các hợp đồng ở Brazil. Một hãng có uy tín khác, Singapore Post, không vạch trần những xung đột lợi ích trong ban điều hành công ty. Ở một số công ty nhỏ hơn khác nổi lên vấn đề chi tiêu không theo quy tắc tài chính.

Các nhà hoạt động về quản trị công ty đã chỉ ra nhiều vấn đề trong các ban điều hành công ty, trong đó có sự thiếu bình đẳng giới, nhiệm kỳ kéo dài quá mức của một số giám đốc cũng như sự thịnh hành của “tư duy nhóm”.

Từ đó, các thành viên ban điều hành công ty có xu hướng tập trung vào quan điểm cá nhân, không khuyến khích quan điểm trái chiều hay những ý tưởng khác - một hội chứng cũng đã được các chuyên gia cảnh báo.

Cuối cùng, trong khi Singapore đạt mức điểm cao về định hướng tương lai của chính phủ nước này, đứng thứ 8/141, có một lĩnh vực trong đó theo phương thức đánh giá rộng rãi này nó đạt điểm thấp là chính sách của Singapore đối với năng lượng tái tạo.

Singapore xếp thứ 62 về quy định về năng lượng tái tạo. Tiêu chuẩn đánh giá về lĩnh vực này đề cập đến những sự khích lệ và quy định nhằm thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Singapore vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này và mặc dù trong năm nay Singapore đã đưa ra một cơ chế tính giá khí thải carbon (thuế khí thải carbon), nước này có lẽ cần một thời gian nữa mới đạt được cách thức tốt nhất trong việc đem lại những sự khuyến khích, các khoản trợ cấp và tài trợ công cho việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Singapore cũng xếp ở thứ hạng thấp (119) về số lượng các hiệp ước quốc tế về môi trường mà nước này ký kết. Trong 29 hiệp ước liên quan đến môi trường có hiệu lực, Singapore đã ký 18 hiệp ước. 

Với biến đổi khí hậu và tính bền vững đang trở thành những vấn đề ngày càng cấp bách, chính sách môi trường của các nước được coi là yếu tố quyết định quan trọng của năng lực cạnh tranh.

Nói tóm lại, trong khi Singapore có thể tự hào được xếp hạng là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, nước này vẫn cần phải có nhiều sự cải thiện hơn nữa trong nhiều lĩnh vực. 

Đặc biệt là Singapore cần phải xem xét thực hiện một chính sách tự do hơn đối với người lao động nước ngoài, có nhiều giáo viên hơn trong các trường học, cải thiện công tác quản trị về vấn đề cổ đông, mở rộng các quyền tự do truyền thông và thực hiện các chính sách tích cực hơn để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Điểm cuối cùng: Như nhiều mức xếp hạng cho thấy, khi đề cập đến năng lực cạnh tranh, vấn đề nhận thức cũng rất quan trọng. Sự xếp hạng này không chỉ về những gì chúng ta làm, mà còn về những gì chúng ta nghĩ về những việc chúng ta làm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Thúy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.