Siêu dự án 3 tỷ USD ở TP HCM, 'chúa đảo' Đào Hồng Tuyển: Tôi không quan tâm!
Theo Bộ KH&ĐT, tổ hợp siêu dự án 3 tỷ USD có tổng mức đầu tư 3 tỷ USD do 'chúa đảo' Tuần Châu ở TP HCM đề xuất phải được đấu thầu công khai. Ông Đào Hồng Tuyển đã lên tiếng về vấn đề này.
"Tôi không quan tâm!"
Mới đây, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) đã có văn bản góp ý gửi Sở KH&ĐT TP HCM về đề xuất dự án đầu tư xây dựng Đại lộ ven sông Sài Gòn theo hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng). Đây là dự án do Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (công ty Âu Lạc), thuộc Tập đoàn Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển làm Chủ tịch đề xuất vào đầu năm 2017.
Dự án đầu tư xây dựng Đại lộ ven sông Sài Gòn có tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD (khoảng 65.000 tỷ đồng), bao gồm cả chi phí lãi vay của nhà đầu tư. |
Quan điểm của Bộ KH&ĐT cho rằng, theo luật hiện hành dự án trên không thuộc trường hợp được chỉ định. Do đó, cơ quan này thấy cần phải tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn.
Trao đổi với PV Nhadautu.vn qua điện thoại sáng ngày 23/10, ông Đào Hồng Tuyển cho biết: “Dự án (Đại lộ ven sông Sài Gòn - PV) mới chỉ ở giai đoạn đầu, ai làm cũng được, miễn là có lợi cho nước cho dân. Tôi không quan tâm đến vấn đề này”.
Theo đề xuất của doanh nghiệp, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD (khoảng 65.000 tỷ đồng), bao gồm cả chi phí lãi vay của nhà đầu tư. Bởi vậy, cả Bộ KH&ĐT và TP HCM cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng về tính khả thi của dự án.
Bộ cho rằng Sở KH&ĐT cần tham mưu cho UBND TP HCM xem xét tính khả thi của việc bố trí các quỹ đất nêu trên trong bối cảnh nguồn lực đất đai hạn chế. Cũng theo cơ quan này, cần đánh giá kỹ tác động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường của dự án... và lấy ý kiến rộng rãi.
Về vốn đầu tư nhà nước tham gia dự án, nhà đầu tư cũng đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn dự phòng với tổng giá trị 57.568 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí lãi vay của nhà đầu tư). Bộ KH&ĐT cho rằng đề xuất này không phù hợp với quy định hiện hành. Hơn nữa, theo cơ quan này, nếu dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải được trình Quốc hội.
“Sức khỏe” của Tập đoàn Tuần Châu
Thành lập ngày 2/8/1997 với tên gọi Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh có trụ sở tại đảo Tuần Châu, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh. Đến nay, công ty Âu Lạc đã xây dựng và phát triển thành tập đoàn Tuần Châu với hơn 30 công ty thành viên hoạt động trong mọi lĩnh vực trải từ Bắc tới Nam.
Đầu năm 2017, Tập đoàn Tuần Châu đã đề xuất UBND TP HCM về việc thực hiện hàng loạt dự án mang tính đột phá tại huyện Củ Chi. Trong đó, dự án Thành phố Mới (New City), Đại lộ ven sông Sài Gòn (nối huyện Củ Chi với quận 1) và dự án di dời “chợ tử thần” Kim Biên ước tính có tổng giá trị đầu tư lên đến 3 tỷ USD. Trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp là 50%. Ngoài ra, đồng hành với chủ đầu tư sẽ có các tập đoàn, công ty, tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
“Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển cũng tuyên bố, Tập đoàn này đã chuẩn bị sẵn 20.000 tỷ đồng để thực hiện các siêu dự án trên.
Tuy nhiên, đó chỉ là lời phát biểu một chiều của “chúa đảo”. Còn thực lực của Tập đoàn Tuần Châu - Công ty Âu Lạc đến đâu thì dư luận còn chưa biết rõ.
Theo tài liệu của PV thì trước tháng 3/2016, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ là 700 tỷ đồng trong đó ông Đào Hồng Tuyển góp 672 tỷ đồng (96% vốn) và ông Đào Anh Tuấn góp 28 tỷ đồng (4% vốn). Sau đó, Công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng (ông Đào Hồng Tuyển góp 2.400 tỷ đồng, ông Đào Anh Tuấn góp 100 tỷ đồng).
Động thái tăng vốn điều này có thể được coi là bước chuẩn bị để Tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đề xuất xin thực hiện các siêu dự án tại TP HCM.
2.500 tỷ là con số không hề nhỏ xét về quy mô của một doanh nghiệp đầu tư bất động sản, song để thực hiện đồng thời 3 dự án với tổng mức đầu tư 65.000 tỷ đồng thì vốn điều lệ của Tập đoàn Tuần Châu chỉ như “muối bỏ bể”.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về đầu tư và kinh doanh bất động sản quy định vốn tự có của chủ đầu tư dự án phải chiếm tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Như vậy để thực hiện 3 dự án kể trên, Tập đoàn Tuần Châu phải bỏ ra ít nhất 13.000 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần vốn điều lệ hiện tại của doanh nghiệp này.
Nên nhớ rằng, dự án Khu du lịch sinh thái Ecopark Tuần Châu tại Sài Sơn, Hà Nội với mức đầu tư 5.000 tỷ đồng vẫn còn “bết bát”. Thì, dư luận hoàn toàn có quyền nghi ngờ về năng lực thực sự của Tập đoàn Tuần Châu của đại gia Đào Hồng Tuyển.
Dự án đại lộ ven sông Sài Gòn do Tập đoàn Tuần Châu đề xuất không thuộc diện nhà nước hỗ trợ vốn
Bộ KH&ĐT mới đây có văn bản nêu ý kiến về những nội dung trong đề xuất dự án xây dựng đại lộ ven sông ... |