|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SHB có bứt phá mạnh mẽ và toàn diện sau ấn tượng năm 2021?

09:59 | 24/03/2022
Chia sẻ
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2021 đã được KPMG kiểm toán với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng, các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

Ngày 20/4/2022, SHB sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông và trình đại hội thông qua nhiều nghị quyết, kế hoạch quan trọng. Đặc biệt trong đó, SHB đặt mục tiêu tăng trưởng 87% lợi nhuận trong năm 2022, ghi danh SHB vào "câu lạc bộ" ngân hàng lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng. Liệu rằng, sau những thành công vang dội đã đạt được thời gian qua, động lực nào khiến SHB tự tin bứt phá mạnh mẽ và toàn diện?

Dấu ấn 2021: Kinh doanh hiệu quả và gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn và thách thức do tác động của dịch Covid lên nền kinh tế toàn cầu. Với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Top đầu; SHB đã tích cực hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, NHNN, luôn thiết thực đồng hành cùng cả nước và người dân trên cả hai mặt trận kinh tế và an sinh xã hội.

SHB có bứt phá mạnh mẽ và toàn diện sau ấn tượng năm 2021? - Ảnh 1.

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (Ảnh: SHB).

SHB đã triển khai các gói tín dụng hơn 30.000 tỷ đồng, thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, phí cho hàng trăm nghìn khách hàng. Chung tay cùng cả nước trong công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 với các hỗ trợ về y tế kịp thời: Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Doanh nhân Đỗ Quang Hiển đóng góp hơn 1.500 tỷ đồng… SHB đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Theo số liệu báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán bởi KPMG, tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của SHB đạt 506.600 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2020. Vốn tự có theo chuẩn Basel II đạt 53.231 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt 26.674 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Huy động vốn thị trường 1 đạt 379 nghìn tỷ đồng, tăng 12%; dư nợ cấp tín dụng đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2020.

SHB kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động, đưa tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập thuần (CIR) xuống 24,22%, là một trong số các ngân hàng TMCP kiểm soát chi phí tốt nhất. Năm 2021, SHB đã thu hồi nợ và trích lập dự phòng để tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và Vinashin trước thời hạn. Lợi nhuận trước thuế của SHB đạt mức 6.260 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu dự kiến là 15%.

SHB đồng thời mang đến cho nhà đầu tư và thị trường nhiều sự kiện đặc biệt ấn tượng như: chính thức chuyển giao dịch từ HNX sang HOSE; Thoái 100% vốn tại SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri – Thái Lan trong vòng 3 năm, đem lại nguồn thặng dư vốn nâng cao năng lực tài chính của SHB và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư.

Phát triển bền vững đi đôi với quản trị rủi ro, SHB là một trong những ngân hàng hoàn thành trước hạn cả 3 trụ cột Basel II. Trên cơ sở đó, SHB đã áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đo lường hiệu quả dựa trên mức độ rủi ro vào hoạt động kinh doanh. Trong năm 2021, SHB đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để tiến tới chuyển đổi lên phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB), đáp ứng các chuẩn mực Basel III về rủi ro thanh khoản.

Những thành tựu nổi bật đã đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ của cổ đông, nhà đầu tư đối với SHB; đồng thời khẳng định định hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn, chắc chắn, quyết liệt của Chủ tịch HĐQT và Ban điều hành cùng sự nỗ lực của toàn thể các CBNV SHB.

Kế hoạch bứt phá năm 2022

Tiếp nối thành công năm 2021, SHB tiếp tục đặt mục tiêu phát triển ngày càng mạnh mẽ. HĐQT SHB sẽ trình ại hội đồng cổ đông thông qua mục tiêu phát triển kinh doanh năm 2022 với một số chỉ tiêu cơ bản sau: Tổng tài sản tăng trưởng trên 12%; Vốn điều lệ tăng trưởng 36% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; Dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%.

SHB có bứt phá mạnh mẽ và toàn diện sau ấn tượng năm 2021? - Ảnh 2.

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (Ảnh: SHB).

Hiện nay, SHB đang hợp tác với các tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới BCG, IBM, IFC nhằm cung cấp các giải pháp toàn diện nâng cao hiệu quả kinh doanh. SHB sẽ hoàn thành cơ bản chiến lược phát triển, hiện đại hóa công nghệ thông tin và ngân hàng số; Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng chuỗi giá trị, hệ sinh thái, lấy khách hàng làm trọng tâm; Nâng cao chất lượng tài sản có, quản trị rủi ro, tập trung xử lý nợ xấu, nâng cao các hệ số an toàn theo quy định của NHNN và hướng tới các chuẩn mực quốc tế…

SHB đầu tư mạnh mẽ cho hiện đại hóa ngân hàng và chuyển đổi số toàn diện, trong đó chú trọng bổ sung các nhân sự trẻ, tài năng và áp dụng những phương pháp hiện đại, linh hoạt. Ngân hàng tiếp tục nâng cao trải nghiệm vượt trội cho khách hàng; đẩy mạnh số hóa các dịch vụ để góp phần tăng trưởng mạnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA).

Đến nay, SHB đã lần lượt triển khai thành công nhiều sản phẩm số, đặc biệt, SHB đưa Robot thông minh – sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI ứng dụng vào cung cấp dịch vụ và sẽ nhanh chóng mở rộng số lượng điểm giao dịch sử dụng Robot để hỗ trợ khách hàng, hướng tới triển khai không gian giao dịch số trên toàn hệ thống. SHB đang không ngừng bứt phá, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số được yêu thích nhất.

Rõ ràng, SHB đã chuẩn bị rất kỹ và hiện thực hóa kế hoạch bứt phá, bằng chiến lược phát triển vững vàng song song với việc liên tục tăng cường sức mạnh nội lực. Những gì SHB đã và đang làm được trong suốt giai đoạn vừa qua là minh chứng rõ nét khẳng định năng lực, tầm nhìn dài hạn mang tầm chiến lược của ngân hàng. Và chắc chắn trong giai đoạn bứt phá dài hơi tới, SHB sẽ tạo ra nhiều "cú hích" đáng để thị trường chờ đợi.

Bích Thu

Technical Insights: Trump tái đắc cử, cổ phiếu nào sẽ dậy sóng: KBC, TCM hay GIL?
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những biến động đáng chú ý khi VN-Index mở gap và kết thúc phiên 6/11 với mức tăng 15 điểm, phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư trước các diễn biến quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, hai phiên giao dịch cuối tuần đã làm suy yếu đà tăng này. Liệu nhà đầu tư có nên FOMO trong thời điểm này?