|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SCB giảm hạn mức chuyển tiền nhanh trong ngày từ 200 triệu xuống còn 10 triệu

07:48 | 13/09/2024
Chia sẻ
Hạn mức chuyển tiền nhanh mới của mỗi khách hàng được áp dụng giao dịch tại quầy và kênh SCB eBanking từ ngày 12/9/2024.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) thông báo điều chỉnh hạn mức giao dịch Chuyển tiền nhanh Napas 247 dành cho Khách hàng cá nhân bắt đầu từ 13h ngày 12/9/2024.

Cụ thể, hạn mức tối đa chuyển tiền nhanh ngoài hệ thống (bao gồm VietQR) của mỗi khách hàng cá nhân là 10 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng, giao dịch được áp dụng qua kênh SCB eBanking và giao dịch tại quầy.

Chi tiết, khách hàng chuyển tiền nhanh xác thực bằng vân tay/Face ID có hạn mức là tối đa 2 triệu đồng/lần và tối đa 10 triệu đồng/ngày.

Khách hàng chuyển tiền nhanh xác thực bằng SMS OTP và Soft OTP/Token Keypass có hạn mức tối đa là 10 triệu đồng/lần và tối đa 10 triệu đồng/ngày.

Ngoài điều chỉnh hạn mức giao dịch chuyển tiền nhanh Napas 247, các hạn mức giao dịch khác vẫn áp dụng theo quy định SCB trong từng thời kỳ. 

Hiện nay, theo quy định của Napas, phương thức chuyển tiền nhanh Napas 247 có hạn mức cao nhất là 500 triệu đồng/giao dịch. Các ngân hàng thuộc nhóm quốc doanh, ngân hàng cổ phần lớn thường áp dụng hạn mức tối đa này.

 Nguồn: Theo thông báo ngày 12/9 của SCB  

Trong vòng hơn một tháng, ngân hàng đã tiến hành ba lần điều chỉnh hạn mức giao dịch Chuyển tiền nhanh Napas 247 (bao gồm VietQR).

Theo thông báo ngày 15/8, SCB cũng tiến hành điều chỉnh hạn mức giao dịch Chuyển tiền nhanh Napas 247 từ tối đa 200 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng xuống tối đa 100 triệu đồng/lần/ngày/khách hàngvà xuống 50 triệu đồng/lần/khách hàng vào ngày 23/8/2024, áp dụng giao dịch tại quầy và kênh SCB eBanking. 

Ngoài điều chỉnh hạn mức giao dịch chuyển tiền nhanh Napas 247, các hạn mức giao dịch khác vẫn áp dụng theo quy định SCB trong từng thời kỳ.

Theo đó, khách hàng chuyển tiền trong hệ thống có hạn mức tối đa 2 triệu đồng/lần và 100 triệu đồng/ngày đối với xác thực bằng vân tay/Face ID; 100 triệu đồng/lần/ngày đối với SMS OTP và 3 tỷ đồng/lần/ngày đối với Soft OTP/Token Keypass. 

Ở một quan sát khác, từ tháng 6/2023 đến nay,SCB đã giải thể hoạt động 120 PGD tại các tỉnh thành, riêng tại TP.HCM là 64 PGD, tại các tỉnh thành khác là 56 PGD (thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)

Tuy nhiên, SCB khẳng định, việc chấm dứt hoạt động của các phòng giao dịch trên không ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác của ngân hàng SCB.

Minh Nguyệt

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.