Sau kiểm toán, lợi nhuận SCIC sụt gần 60% còn 8.000 tỷ đồng
Sau kiểm toán lợi nhuận của SCIC sụt giảm mạnh chỉ còn 8.000 tỷ đồng |
Mới đây, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố báo cáo tài chính năm 2016 đã được kiểm toán với lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 8.097 tỷ đồng, bằng 43% so với số liệu SCIC công bố vào tháng 6.
SCIC lãi 19.000 tỷ đồng năm 2016, tăng gấp 4 lần chỉ sau 3 năm |
Tại báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn năm 2013 – 2016, SCIC đạt 18.629 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 15.826 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong đó, doanh thu từ bán vốn tại Vinamilk sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý là 10.873 tỷ đồng.
Theo báo cáo kiểm toán, doanh thu từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn trong năm 2016 đạt 10.530 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Trong đó, doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia đạt 4.472 tỷ đồng, doanh thu từ bán các khoản đầu tư 4.861 tỷ đồng, doanh thu từ lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu 1.187 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn đạt 7.941 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 của SCIC chỉ ở mức 7.426 tỷ đồng, thấp hơn năm 2015. Nhiều khả năng việc thay đổi phương thức hạch toán các khoản lợi nhuận từ đầu tư đã làm sụt giảm lợi nhuận của SCIC trong năm theo dự kiến trước đó.
Tính đến hết 31/12/2016, tổng tài sản của SCIC đạt 66.015 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 15,8% còn 27.334 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 4,3% còn 35.826 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 17,4% còn 2.048 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của SCIC tăng 3.275 tỷ lên 38.079 tỷ đồng do tăng quỹ đầu tư phát triển. Trong khi đó quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ghi nhận giảm 10.591 tỷ đồng còn 27.259 tỷ đồng, tương đương giảm gần 30%.
Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được thành lập để quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ phần vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. SCIC được giao nhiệm vụ tổ chức giữ Quỹ để thực hiện thu, chi theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền; định kỳ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. |
Năm 2016, SCIC bán được 37 doanh nghiệp khó bán, hiện còn hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhiều năm, đang tiến hành phá sản hoặc thuộc diện giám sát đặc biệt, không có nhà đầu tư quan tâm nên khó bán vốn thành công. Trong đó có một số doanh nghiệp đã triển khai bán vốn nhiều lần nhưng không thành công.
Trong năm 2017, SCIC đặt kế hoạch tổng doanh thu 11.241 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 8.330 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.343 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 6.127 tỷ đồng.
SCIC bán đấu giá toàn bộ 304.257 cổ phần Cảng Thuận An, giá khởi điểm 14.300 đồng/cp
Tình hình kinh doanh thời gian qua của Cảng Thuận An có sự tăng trưởng tốt, cổ tức đều đặn qua các năm. Cảng Thuận An ... |
SCIC trình Thủ tướng phương án bán tiếp vốn nhà nước tại Vinamilk
Về tình hình cổ phần hóa tại Sabeco, Công ty hiện đang lựa chọn đơn vị nhà thầu tư vấn thoái vốn Nhà nước. Habeco ... |
Phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 1001/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng ... |