|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sau gạo Thái và gạo Nhật, gạo Việt có thêm "đối thủ" gạo Hàn Quốc

15:03 | 30/11/2016
Chia sẻ
"Nghe việc mang gạo Hàn Quốc sang bán tại thị trường Việt Nam không ai tin vì Việt Nam vốn không thiếu gạo, lại là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế qua thử nghiệm chúng tôi đã thấy thị trường Việt có nhiều cơ hội cho gạo của Hàn Quốc".

Thông tin đáng ngại cho ngành sản xuất, xuất khẩu gạo vừa được ông Ko Sang Goo, một doanh nghiệp (DN) lớn về nhập khẩu nhiều mặt hàng của Hàn Quốc về Việt Nam cho biết bên lề Hội thảo về hệ thống bán lẻ Việt Nam, cách tiếp cận cho doanh nghiệp ngoại được tổ chức mới đây.

Ông Goo lý giải, quá trình nhập khẩu các sản phẩm gia dụng, điện tử vào Việt Nam thời gian qua, đến nay về điều tra thị trường, những sản phẩm Hàn Quốc có tiềm năng và cơ hội xâm nhập mạnh vào Việt Nam thời gian tới có mặt hàng gạo.

sau gao thai va gao nhat gao viet co them quotdoi thuquot gao han quoc

Việt Nam đang được coi là thị trường cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn Quốc (ảnh minh họa)

"Qua thời gian xuất khẩu thử nghiệm, gạo Hàn được tiêu thụ tốt ở Việt Nam cho dù giá gạo Hàn đắt gấp 3 lần gạo Việt. Nguyên nhân chính là do chất lượng gạo Hàn cạnh tranh, kênh phân phối được hỗ trợ bởi chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, gạo ngoại đang được một bộ phận cư dân thành thị ưa chuộng. Thời gian tới, thị trường tiêu thụ gạo tại Việt Nam chắc chắn có thêm đối thủ là gạo Hàn", ông Goo nói.

Thực tế, theo đại diện DN trên, ban đầu gạo Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu phục vụ quán ăn Hàn, người Hàn tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cơ chế thuế quan nhập khẩu theo thuế suất FTA Việt Nam - Hàn Quốc, nhiều DN đầu mối đã xin tham gia cung ứng gạo Hàn vào Việt Nam.

Về mặt số lượng nhập khẩu và kim ngạch, hiện không có con số công bố về nhập khẩu gạo từ kênh chính gạch từ Hải quan, cơ quan thống kê song nhập khẩu gạo tiểu ngạch từ các thị trường về Việt Nam vẫn lớn. Trên thị trường gạo Việt Nam luôn xuất hiện cuộc so găng của nhiều loại gạo nước ngoài như gạo Thái Lan, gạo Nhật Bản, gạo Campuchia hay thậm chí gạo Lào, Myanmar. Trong đó, gạo cao cấp tại Việt Nam luôn có sự cạnh tranh quyết liệt từ gạo Thái, Nhật với một số gạo đặc sản vùng miền của Việt Nam. Ở phân khúc gạo giá trung bình có sự cạnh tranh mạnh từ gạo Campuchia và một số loại gạo Việt Nam, Myanmar, Lào...

Ông Goo cho biết thêm, gạo Hàn đang được tiếp cận ở thị trường gạo phân khúc cao cấp thông qua hệ thống siêu thị K.mart. Tham vọng thời gian sắp tới, gạo Hàn sẽ được bán trong các hệ thống bán lẻ của Việt Nam như Lotte Mart, Aeon và nhiều siêu thị bán lẻ và cửa hàng bán hàng hoá Hàn Quốc khác, thậm chí ngay ở các chợ.

Trên thực tế, thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam đang được nhà đầu tư Thái, Nhật và Hàn triệt để tận dụng. Nhiều chuỗi nhà hàng của các nước trên đã được mở, nhiều cửa hàng chuyên cung cấp hàng của họ cũng mọc lên tại các phố, ngõ tại nhiều thành phố chính.

Theo nghiên cứu về dự báo thị trường trong năm 2014 của Tập đoàn Euromonitor International (Anh), trong 400 công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu Hàn Quốc thì có tới 132 công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh tới Việt Nam, chiếm tỷ lệ 33%. Các chuỗi siêu thị lớn, cửa hàng tiện ích, số DN Hàn đã có lãi, gia tăng đầu tư tại Việt Nam luôn tăng. Trong khi đó, thị trường rộng lớn ở Trung Quốc đại lục chỉ thu hút 112 công ty, chiếm tỷ lệ 28%, ít hơn con số tương tự ở Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đứng đầu danh sách top 10 quốc gia được các doanh nghiệp Hàn Quốc để mắt tới tại Châu Á và ASEAN.

Hiện, Hàn Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn thứ 2 trong gần 2 - 3 năm trở lại đây do hoạt động thương mại và đầu tư gia tăng. Số liệu của Tổng cục Thống kê, tính tới tháng 11/2016, Việt Nam chi 28,9 tỷ USD để nhập hàng hóa từ Hàn Quốc, tăng 13,2%, trong nhóm những mặt hàng nhập khẩu nhiều từ Hàn Quốc, sau ô tô, điện tử, điện lạnh và linh kiện, các hàng hóa thực phẩm như: ngũ cốc, rau quả và sữa... xuất hiện ngày một nhiều.

Chất xúc tác cho hàng hóa Hàn vào Việt Nam nhanh chính là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đa phương ASEAN - Hàn Quốc và FTA song phương Việt Nam - Hàn Quốc khi nhiều mặt hàng được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Từ tháng 12/2015, khi FTA Việt Nam - Hàn Quốc ký kết và có hiệu lực, 200 dòng thuế hàng của Hàn Quốc được cắt giảm, nâng tổng dòng thuế hàng Hàn Quốc vào Việt Nam được cắt giảm qua các FTA song và đa phương lên đến 8.520 dòng thuế. Sức ép của hàng Hàn Quốc đối với hàng Việt Nam đang lớn dần theo các cam kết mở cửa.

GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp cho hay: Vấn đề bây giờ mình phải làm thương hiệu gạo Việt Nam thì mới có thể cạnh tranh không chỉ trên thế giới mà phải cạnh tranh ngay tại sân nhà. Mình phải phổ biến giống của Việt Nam mình vấn đề liên kết chuỗi 4 nhà và đặc biệt sản xuất theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, hướng đầu ra... đã được bàn nhiều, nói nhiều nhưng chưa thực hiện triệt để.

Theo thống kê mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, hiện có tới hơn 50 mặt hàng Hàn Quốc xâm nhập mạnh vào Việt Nam, trong đó có đồ ăn nhanh, mỹ phẩm, rượu, thực phẩm chức năng…đã và đang mở rộng, xuất hiện dày đặc ở thị trường Việt Nam. Mặt hàng này đã và đang cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm Việt từ số lượng, mẫu mã, bao bì.

Nguyễn Tuyền

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.