|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sáng kiến 'Vành đai, Con đường' móc nối với vụ tham nhũng 1MDB, bẫy nợ hay quỹ đen?

22:20 | 09/01/2019
Chia sẻ
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc là một tầm nhìn táo bạo về cơ sở hạ tầng, hay một quỹ đen khi nó có móc nối với công ty 1MDB dính đầy bebe bối tham nhũng? Câu hỏi này ngày càng trở nên cấp bách.
sang kien vanh dai con duong moc noi voi vu tham nhung 1mdb bay no hay quy den
Trung Quốc đã đề nghị bảo lãnh cho vụ bê bối tham nhũng 1MDB để đổi lấy cổ phần trong các dự án thuộc Sáng kiến "Vành đai, Con đường". (Nguồn: FMT)

Các quan chức Trung Quốc đã đề nghị bảo lãnh cho Công ty Phát triển 1MDB của Nhà nước Malaysia, tiêu diệt các cuộc điều tra về cáo buộc tham nhũng nhằm vào quỹ đầu tư quốc gia này, và do thám các nhà báo đang điều tra vụ việc để đổi lấy cổ phần trong các dự án thuộc Sáng kiến “Vành đai, Con đường” ở Malaysia, tờ Wall Street Journal đưa tin vào đầu tuần này.

Nếu những điều này được chứng minh, nó sẽ là mối liên kết rõ ràng nhất giữa vụ bê bối tham nhũng 1MDB với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” vẫn được nhiều người coi là đối thủ với các nhà đầu tư đa phương như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận rằng tiền của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” được sử dụng để giúp bảo lãnh 1MDB.

Theo Bloomberg, nhận định chung của giới chuyên gia là sáng kiến đối ngoại hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là một chương trình đầy tham vọng, muốn triển khai hàng nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng cần thiết ở các nước châu Á và châu Phi mới nổi, nơi các nhà đầu tư phương Tây không hề hào hứng.

Nhưng quan điểm này cũng cho thấy tầm nhìn xa hơn của những nhà ngoại giao. Bằng cách khiến nền kinh tế của các Chính phủ mới nổi vướng vào bẫy nợ khi các dự án không thể thực hiện được như cảng Sri Lanka Lambantota, Trung Quốc đang dựng nên một mạng lưới các chính phủ khách hàng để móc nối với Bắc Kinh và thúc đẩy tham vọng quân sự của họ.

Mặc dù có liên kết chặt chẽ với Chủ tịch Tập, nhưng Sáng kiến “Vành đai, Con đường” ​​này lại không phải là một kế hoạch tổng thể được kết nối cho sự lên ngôi toàn cầu của Trung Quốc. Thay vào đó, nó lại là một cuộc tập trận thương hiệu và nhượng quyền có phần hỗn loạn, một cách để đất nước có nhiều quan chức tỉnh và các công ty nhà nước đưa ra một con dấu phê duyệt của người đứng đầu đất nước đối với bất kỳ dự án nào mà họ đang muốn có.

“Nhìn rộng ra, hầu hết các hoạt động thuộc Sáng kiến “​​Vành đai, Con đường” của Bắc Kinh cho đến nay trông có vẻ phân tán khắp nơi và chỉ dừng ở mức có cơ hội thực hiện”, Jonathan Jonathan Hillman, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế, đã viết trong một phân tích năm ngoái.

Đáng nói, tờ Wall Street Journal cho biết, Sáng kiến này được triển khai nhanh chóng với những bước đi quan trọng ban đầu được đề xuất bởi Malaysia chứ không phải các quan chức Trung Quốc.

Bằng cách xây dựng tuyến đường sắt với chi phí khổng lồ, các công ty nhà nước Trung Quốc sẽ có thể có được tiền mặt dự phòng và đổi lại một số khoản nợ của 1MDB.

Tuy nhiên, nếu các dự án thuộc “Vành đai, Con đường” của Malaysia là một phần trong chiến lược lớn của Trung Quốc, thì việc thực thi là không đủ năng lực. Theo Wall Street Journal, cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã có cuộc hội đàm với Bắc Kinh về việc trao quyền cho tàu hải quân Trung Quốc, nhưng cuộc thảo luận này không bao giờ có kết quả. Sau đó, ông Najib đã mất chức vào năm ngoái, với người kế nhiệm là ông Mahathir Mohamad đang tìm cách hủy bỏ hoặc đàm phán lại các dự án mà ông cho rằng chính là một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân.

Bên cạnh đó, các đường ống dẫn dầu và khí đốt ​​trị giá 9,6 tỷ USD nối cảng ở Myanmar đến tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hầu như không được sử dụng sau 5 năm mở cửa. Một chuyến tàu cao tốc để kết nối Jakarta đến Bandung cũng đang chậm tiến độ hơn hai năm so với lịch trình và hầu như chưa bắt đầu xây dựng.

Hồng Vân