Thị phần cao su của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, từ mức khiêm tốn 4,7% của năm 2014 lên hơn 22% của hiện tại. Ngược lại, thị phần của Thái Lan tại Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết nửa cuối tháng 11, giá cao su tại thị trường châu Á có xu hướng tăng trong bối cảnh tồn kho thấp, lo ngại về nguồn cung thắt chặt.
Lượng xuất khẩu cao su trong tháng 7 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Cục Xuất nhập khẩu nhận định nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đang dần hồi phục được kỳ vọng sẽ là yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu cao su trong các tháng tới.
Lượng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng 5 tháng liên tiếp, tuy nhiên giá vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 do suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.
Tập đoàn Cao su Việt Nam dự báo sức tiêu thụ cao su còn yếu, giá xuất khẩu mặt hàng này sẽ khó có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023 và ít nhất phải từ năm 2024 trở đi sẽ ổn định hơn, nhu cầu cũng như giá cả cao su sẽ đi lên.
Trong tháng 1, mặc dù Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “Zero-Covid” và mở cửa trở lại nhưng xuất khẩu cao su Việt Nam lại giảm mạnh cả lượng và giá trị so với tháng trước đó.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 1, giá cao su tại các sàn châu Á có xu hướng tăng do kỳ vọng nền kinh tế hồi phục và nhu cầu tại nước mua hàng đầu là Trung Quốc tăng mạnh, bất chấp dữ liệu kinh tế yếu từ nước này.
Trong tháng 11, giá tại Thượng Hải tăng mạnh, trong khi giảm tại Nhật Bản và Thái Lan. Tại Việt Nam, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước biến động nhẹ.