Sàn bitcoin lớn nhất thế giới có thể đóng cửa vì nghi rửa tiền
Alexander Vinnik. Nguồn ảnh: Reuters |
Nguồn tin từ phía cảnh sát xác định người đàn ông này là Alexander Vinnik, 38 tuổi. Ngay sau đó, hai nguồn tin quen thuộc với sàn giao dịch tiền ảo BTC-e cho biết Vinnik là một nhân vật quan trọng đứng sau nền tảng này.
“Kẻ chủ mưu của một tổ chức tội phạm mang tính quốc tế đã bị bắt. Kể từ năm 2011, Vinnik đã điều hành tổ chức tội phạm, quản lý một trong những trang web quan trọng nhất của tội phạm điện tử trên thế giới”, cảnh sát Hy Lạp cho biết.
Theo đó, ít nhất 4 tỷ USD tiền mặt đã được rửa thông qua nền tảng bitcoin kể từ năm 2011, thời điểm sàn giao dịch BTC-e được thành lập. BTC-e phục vụ 700.000 khách hàng trên toàn thế giới với 7 triệu bitcoin được gửi và 5,5 triệu bitcoin được rút ra.
Lần đầu vướng phải nghi án rửa tiền?
Hồi tháng 2, BTC-e, sàn giao dịch với khối lượng giao dịch lớn thứ 8 thế giới, cũng đã bị văn phòng công tố vùng Volgograd của Nga điều tra vì cáo buộc liên quan tới hoạt động rửa tiền cũng như tội gian lận.
Tại thời điểm đó, đại diện của BTC-e bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến các hoạt động sai trái và nhắc lại rằng họ không lo ngại về bất kỳ hành động nào từ chính quyền Nga. Tuy nhiên, BTC-e đã nâng các giao dịch bằng đồng USD, ruble và euro ngay sau thông báo.
Cơ quan chức năng muốn tìm cách chặn website của BTC-e tại Nga, nhờ quy định mới cho phép họ đóng những trang web có liên quan tới khủng bổ hoặc tiềm ẩn mối nguy hiểm cực đoan khác.
Mặc dù vậy, khối lượng giao dịch trên sàn BTC-e vẫn không bị ảnh hưởng bởi những thông tin được đưa ra vào thời điểm đó. Người phát ngôn của BTC-e tự tin rằng các hành động của chính quyền Nga sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của sàn giao dịch và họ chỉ phải đối mặt với rủi ro nhỏ. Nguyên nhân là vì họ không có văn phòng tại Nga hay hợp tác với bất kỳ ngân hàng nào của quốc gia này.
Liệu BTC-e có thể vượt qua được sóng gió lần này?
Thông báo đang bảo trì của BTC-e. |
Người dùng đã không thể truy cập BTC-e vì thông báo sàn đang được bảo trì vào chiều muộn ngày thứ Ba. Hai tiếng sau đó, sàn giao dịch đăng tải trên Twitter của mình rằng họ “vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự cố”. Trong khi đó, không có công bố về thời gian chính xác trang web sẽ được mở trở lại, BTC-e chỉ nói họ sẽ “sớm quay lại”.
Vụ bắt giữ ông Vinnik xảy ra ngay sau khi cơ quan thực thi lập pháp của Mỹ và châu Âu phá sập hai thị trường buôn bán thuốc phiện trực tuyến lớn, với các giao dịch được thực hiện chủ yếu bằng đồng bitcoin.
Cộng đồng bitcoin đã không còn xa lạ với khái niệm những kẻ buôn thuốc phiện có thể sử dụng BTC-e để chuyển đổi bitcoin sang đồng USD.
Điều này có thể cung cấp lời giải đáp cho cú sốc đánh vào thị trường tiền ảo năm 2014, khi đó ông Vinnik và đối tác của ông đã bị cáo buộc đánh cắp quỹ đầu tư của sàn giao dịch bitcoin Mt. Gox, có trụ sở tại Tokyo. Mt. Gox đã tuyên bố phá sản vào năm 2014 sau khi tiết lộ sàn giao dịch bị tấn công mạng.
Giám đốc điều hành của Mt. Gox Mark Karpeles cho biết họ đã mất hơn 800.000 bitcoin, một số đã được thu hồi sau đó.
The New York Times cho biết, hàng trăm nghìn đồng bitcoin đã được chuyển từ Mt.Gox sang tài khoản do ông Vinnik trực tiếp kiểm soát ở BTC-e. Việc trộm bitcoin sau đó được chuyển sang một sàn giao dịch tiền ảo khác là Bitstamp, bán đổi sang tiền thật và gửi vào các tài khoản ngân hàng của ông Vinnik tại Latvia và Cyprus.
Ít nhất 300.000 bitcoin bị đánh cắp đã được chuyển đổi theo hình thức này. Số tiền ảo này sẽ tương đương gần 800.000 triệu USD ở thời điểm hiện tại.
Ngay sau khi thông tin về việc ông Vinnik bị bắt giữ được công bố, WizSec, công ty an ninh máy tính Nhật Bản truy tìm kẻ đánh cắp tiền của Mt. Gox cho biết họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy những quỹ bị đánh cắp có liên quan tới ông Vinnik. Công ty này cũng đã cung cấp những thông tin tìm được cho cơ quan thực thi pháp luật.
Hôm thứ Tư, WizSec cho biết kẻ đánh cắp tiền của Mt. Gox bắt đầu hành động từ tháng 9/2011 và kéo dài cho tới năm 2014, với hầu hết số tiền đổ vào BTC-e.