|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Samsung có thể bán nhà máy linh kiện iPhone tại Việt Nam vào tháng 8

21:43 | 03/07/2021
Chia sẻ
Trang Thelec (Hàn Quốc) đưa tin, Samsung có thể bán nhà máy sản xuất mạch in linh hoạt cứng (RFPCB) tại Việt Nam vào tháng 8 năm nay, dự kiến chia làm hai giai đoạn.

Theo đưa tin từ Thelec, Samsung Electro-Mechanics đang dự tính chỉ sản xuất mạch in linh hoạt cứng (RFPCB) cho đến tháng 11 năm nay. Công ty có thể sẽ bắt đầu bán mảng sản xuất này tại Việt Nam từ tháng 8, dự kiến chia thành hai giai đoạn.

Thông tin trên website của Samsung Việt Nam cho biết Samsung Electro-Mechanics Việt Nam được thành lập vào tháng 9/2013 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2014.

Cơ sở này chuyên sản xuất các linh kiện tích hợp công nghệ cao cho các thiết bị điện tử trong lĩnh vực điện tử và cơ khí. Nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp Yên Bình, phường Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Ông Kyung Kye-hyun, CEO Samsung Electro-Mechanics, người vừa được bổ nhiệm vào năm ngoái, đã yêu cầu công ty xem xét rút khỏi mảng sản xuất mạch in RFPCB và mảng mô-đun viễn thông không dây.

Theo Thelec, mảng sản xuất mạch in RFPCB đang lỗ khoảng 50 tỷ won mỗi năm. Samsung Electro-Mechanics dự định rút khỏi mảng này từ năm ngoái nhưng sau đó vẫn tiếp tục hoạt động.

RFPCB được sử dụng để kết nối bảng mạch chính với bảng điều khiển OLED. Tính chất vừa cứng vừa linh hoạt của linh kiện này cho phép các khách hàng của Samsung Electro-Mechanics như Apple dễ dàng thiết kế các mẫu điện thoại hơn. Hơn nữa, mạch in dạng này cũng gửi tín hiệu điện nhanh hơn và đắt tiền hơn so với mạch in linh hoạt (FPCB).

Nếu Samsung Electro-Mechanics rút lui, các nhà cung ứng khác có thể tham gia hoặc tăng cường mức độ hiện diện trong chuỗi sản xuất của Apple, đáng chú ý có BH, Youngpoong Electronics và Interflex (Hàn Quốc)

Khả Nhân

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.