|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Reuters: Việt Nam xem xét nhập khẩu than Mỹ cho sản xuất điện

17:01 | 07/08/2019
Chia sẻ
Việt Nam đang xem xét nhập khẩu than đá từ Mỹ để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng đối với nhiên liệu được sử dụng cho sản xuất điện, khi quốc gia Đông Nam Á có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy điện đốt than.

Theo Reuters, Việt Nam đang muốn tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ để giúp thu hẹp thặng dư thương mại với nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Các nhà lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Năng lượng và Tài nguyên Xcoal, có trụ sở tại Pennsylvania (Mỹ) đã gặp nhau tại Hà Nội vào tuần trước để thảo luận về khả năng xuất khẩu than đá Mỹ sang Việt Nam, Rueters trích dẫn nguồn tin trong nước cho biết.

Gần đây, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu than đá ròng, với phần lớn nguồn cung từ Australia và Việt Nam. 

Than đá được dự báo chiếm khoảng 42,6% công suất nguồn điện của Việt Nam vào năm 2030, tăng từ mức 38,1% ở thời điểm hiện tại, theo Bộ Công Thương. 

Tuần trước, Bộ Công Thương cho biết Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng vào năm 2021 vì tăng trưởng nhu cầu điện nhanh hơn tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới. 

Theo đó, Việt nam sẽ phải nhập khẩu 680 triệu tấn than để cung cấp cho các nhà máy điện trong giai đoạn 2016 - 2030.

Trong động thái khác nhằm giảm thặng dư thương mại với Mỹ, tháng trước, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết sẽ nhập khẩu 2 - 3 triệu thùng dầu thô ngọt, nhẹ (WTI) của Mỹ trong nửa sau của năm cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ nới rộng lên tới 20,59 tỉ USD vào nửa đầu năm nay, từ mức 15,55 tỉ USD trong năm ngoái, dữ liệu hải quan cho hay. 

Tháng 6, chính phủ Việt Nam cho biết Bộ Công Thương và Cơ quan Năng lượng Mỹ sẽ sớm kí biên bản ghi nhớ về nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Việt Nam không có cảng nhập khẩu LNG, nhưng đang tìm kiếm đối tác để phát triển thương mại nhập khẩu khí đốt hóa lỏng, một nhiên liệu quan trong đối với sản xuất điện. 

Lyly Cao

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.