|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Reuters gọi bà Lê Thị Thu Thuỷ, Chủ tịch VinFast là người thách thức Elon Musk

10:57 | 22/12/2022
Chia sẻ
Bà Lê Thị Thu Thủy sinh năm 1974 tại Bình Định hiện đang là Chủ tịch VinFast kiêm Phó Chủ tịch Vingroup.

Bà Lê Thị Thu Thuỷ. (Ảnh: Reuters).

Tờ Reuters viết rằng Việt Nam khó có thể trở thành quê hương của một Elon Musk thứ hai, song bà Lê Thị Thu Thuỷ, CEO VinFast toàn cầu, 48 tuổi, là một trong những nhân vật đáng để quan sát trong năm 2023.

VinFast, một hãng xe điện của Việt Nam đang chạy đua với Tesla trong việc chinh phục những con đường nước Mỹ và châu Âu. “Chắc chắn rồi, đây không phải là một con đường bằng phẳng”, tờ báo nhận xét.

VinFast đã tạo dựng tên tuổi tại Việt Nam với các dòng ô tô chạy xăng. Tuy nhiên, giờ đây, bà Thuỷ cùng đội ngũ đang đi theo một hướng hoàn toàn khác, bằng cách sản xuất 100% ô tô chạy điện và đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu.

Trong vòng một năm, bà Thuỷ có kế hoạch mở 70 showroom trên khắp nước Mỹ, Canada và châu Âu để bán những chiếc xe thể thao đa dụng như VinFast VF9, có giá 76.000 USD, cao hơn 15% so với mẫu xe điện cùng phân khúc đến từ Tesla là Model Y. 

Bà Thu Thuỷ - cựu nhân viên ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, đã lựa chọn dựa vào các nhà cung cấp như nhà sản xuất pin Contemporary Amperex Technology hay công ty cung cấp thiết bị điện Aptiv thay vì phát triển các công nghệ độc quyền của VinFast.

Hãng xe Việt cũng đang xây dựng một nhà máy tại Mỹ, điều mà theo Reuters nhận định là khó xảy ra đối với các hãng đối thủ Trung Quốc như Nio hay Xpeng, khi căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục.

Kế hoạch marketing đầu tư đã mang lại kết quả khi VinFast cho biết đã có 58.000 lượt đặt trước mua xe điện của họ, tính đến đầu tháng 12/2022. Một đợt chào bán cổ phiếu công khai (IPO) theo kế hoạch tại New York là chìa khoá để VinFast mở rộng quy mô, Reuters nhận định.

Bà Thuỷ phải có nhiệm vụ thuyết phục các nhà đầu tư không nên lo ngại về tình hình tài chính của công ty, khi tập đoàn mẹ công bố khoản lỗ ròng  34.5000 tỷ đồng ( khoảng 1,48 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm.

Tới nay, đã có 9 công ty Việt Nam niêm yết tại nước ngoài, huy động được tổng số vốn 1,5 tỷ USD, theo dữ liệu từ Refinitiv. Do đó, nếu thành công, việc niêm yết của VinFast sẽ mang đến cơ hội hiếm có để khai thác nền kinh tế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kỳ vọng sẽ tăng trưởng 6,2% vào năm 2023. Điều này cũng có nghĩa là bà Thuỷ có thể tận dụng chiếc "chìa khoá" này để thúc đẩy nỗ lực tại thị trường nước ngoài.

Trong một diễn biến khác có liên quan, ngày 20/12, 999 xe điện VinFast VF 8 xuất khẩu đầu tiên đã cập cảng Benicia, California. VinFast cũng đã chính thức hoàn thành các thủ tục để bán hàng tại Mỹ và sẽ bắt đầu bàn giao sản phẩm tới khách hàng ngay trong tháng 12/2022.

999 xe VinFast đầu tiên cập cảng Mỹ sau 26 ngày khởi hành từ Việt Nam thuộc dòng VF 8 City Edition. Đây là lô xe phiên bản giới hạn được sản xuất cho thị trường Mỹ nhằm tạo trải nghiệm trực tiếp về chất lượng sản phẩm của VinFast ngay từ năm 2022.

VinFast cũng đã nhận được EPA COC để nhập xe và lưu hành xe tại Mỹ; CARB EO để giao xe cho khách hàng tại California và các bang áp dụng quy định CARB (gồm 14 bang khác và Washington DC). Đồng thời, VF 8 cũng đã hoàn thành đạt các bài kiểm thử FMVSS theo quy định của NHTSA.

Thiên Trường

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.