|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rabobank: Giá thịt heo sẽ tăng cao do chi phí chăn nuôi lớn

15:46 | 12/03/2022
Chia sẻ
Theo ngân hàng Rabobank, nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt heo sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo báo cáo quý I/2022 về thịt heo mới nhất của ngân hàng Rabobank, mặc dù diễn biến của đại dịch COVID-19 vẫn phức tạp, nhưng hầu hết người tiêu dùng có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với dịch bệnh. 

Người tiêu dùng đang tích trữ thực phẩm đông lạnh và tiết kiệm hơn. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn trong năm 2022, thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và niềm tin của người tiêu dùng giảm. 

Lạm phát giá tiêu dùng, chi phí đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề thiếu lao động sẽ gây thêm áp lực đối với người tiêu dùng. Dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thịt heo toàn cầu, cả sản xuất và nhu cầu tiêu thụ. 

Tại châu Âu, dịch tả heo Châu Phi (ASF) gần đây đã lan rộng ở nhiều nước. Tại châu Á, dịch ASF tiếp tục lan rộng trên khắp Trung Quốc, nhưng tác động ít hơn nhiều so với năm 2020. Cả Việt Nam và Philippines đều có số heo mắc dịch tả ASF tăng trong mùa đông, dẫn đến việc tiêu hủy nhiều hơn ở một số khu vực. 

Các đợt bùng phát dịch bệnh đã dẫn đến giết mổ hàng loạt, làm giá giảm. Tốc độ tái đàn heo năm 2022 sẽ chậm lại ở cả hai quốc gia. Dịch tả ASF tiếp tục lan rộng khắp các nước châu Á, nhưng nhiều nước châu Á đang tăng tốc khi sản xuất thịt heo

Tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhu cầu nhập khẩu giảm do sản lượng trong nước tăng. Trong khi đó, Thái Lan có thể sẽ tăng cường nhập khẩu để bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước do dịch ASF. 

Theo Rabobank, nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt heo sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao. 

Trong số các nước xuất khẩu lớn, xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng trong năm 2022 với giá cả cạnh tranh hơn. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng thịt heo toàn cầu trong năm 2022 giảm 2% so với năm 2021, xuống còn 104,2 triệu tấn. 

Nguyên nhân chính là sản xuất suy yếu tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thương mại thịt heo trên toàn cầu dự kiến tăng trưởng 2% trong năm 2022, lên 12,8 triệu tấn, vì nguồn cung tại các thị trường thiếu hụt. 

Trong đó, các nhà xuất khẩu lớn có thể ghi nhận nhu cầu bổ sung từ các thị trường Đông Nam Á, nhờ những điều kiện về kinh tế dịch vụ thực phẩm cải thiện. Điều này có thể bù đắp nhập khẩu giảm từ Philippines, khi thị trường này dừng chính sách giảm thuế và tăng hạn ngạch nhập khẩu. 

USDA cũng dự báo sản lượng thịt heo của Trung Quốc trong năm 2022 sẽ giảm khi ngành chăn nuôi heo nước này điều chỉnh theo những thay đổi nhanh chóng của điều kiện thị trường. 

Những người tham gia thị trường thịt heo, đã thu được lợi nhuận lớn trong phần lớn năm 2020 với mức giá đặc biệt cao, có thể gặp khó khăn hơn trong tương lai, đặc biệt là khi giá đầu vào vẫn cao. 

Những yếu tố này có thể sẽ khiến sản lượng thịt heo của Trung Quốc giảm và nhập khẩu tăng vào năm 2022, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022. Nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc sẽ tăng trở lại vào năm 2022, sau khi giảm vào năm 2021. Năm 2022, dự kiến Trung Quốc sẽ nhập khẩu gần 4,8 triệu tấn thịt heo, tăng gần 6% so với năm 2021. 

Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu sẽ vẫn ở dưới mức kỷ lục xác lập vào năm 2020 khi nguồn cung thịt heo bị ảnh hưởng trầm trọng do dịch bệnh. USDA dự báo, sản lượng thịt heo của Trung Quốc trong năm 2022 đạt 49,5 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2021. 

Tồn kho đàn heo nái đầu năm 2022 dự kiến vượt mức trung bình những năm trước. Năng suất cũng tăng vì những con heo nái kém chất lượng đã bị tiêu huỷ và điều này được cho là sẽ hỗ trợ sự sẵn có của thị trường heo hơi, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022. 

Trung Quốc đang đặt mục tiêu sản xuất 89 triệu tấn thịt vào năm 2025, tăng trung bình 2,8%/năm từ mức 77,5 triệu tấn trong năm 2020. Theo kế hoạch, sản lượng thịt heo sẽ đạt khoảng 55 triệu tấn, thịt gia cầm đạt 22 triệu tấn, thịt bò đạt 6,8 triệu tấn và thịt cừu đạt 5 triệu tấn.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.