|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Quyền lực Apple khiến các đối tác sợ hãi không dám nhắc tên: Có thể mang đến hoặc lấy đi hợp đồng trăm triệu đô

14:19 | 07/03/2022
Chia sẻ
Apple là cái tên được hàng tỷ người biết đến nhưng các đối tác cung ứng của nó lại hiếm khi trực tiếp nhắc đến tên Apple.

Đó là một nhà sản xuất smartphone lớn của Mỹ, một thương hiệu quen thuộc với hàng tỷ người và với nhiều nhà sản xuất các linh kiện điện tử công nghệ cao, đó là một trong những khách hàng quan trọng nhất. Thế nhưng, xin đừng hỏi tên cụ thể của công ty này.

Ở Châu Á, nó thường được nhắc đến với những cụm từ như "một công ty trái cây". Một số công ty khác gọi nó là "công ty 3.000 tỷ USD", "một khách hàng Bắc Mỹ đáng trân trọng" hay "A lớn".

Vì sao các đối tác lớn nhỏ của Apple đều không dám nhắc đến tên công ty này? - Ảnh 1.

Người dân đi qua một biến quảng cáo của Apple ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: Zuma Press).

Trong hồ sơ quản lý đệ trình hồi tháng 1 năm nay, O-Film Group, một công ty sản xuất mô-đun camera cho smartphone Trung Quốc, ước tính khoản lỗ lên tới 426 triệu USD vào năm 2021. Một lý do nó đưa ra là mất hợp đồng với "một khách hàng ở bên ngoài biên giới". O-Film từ chối chia sẻ đích danh đối tác này.

Với Apple, quyền lực của nó lớn đến mức trở thành sự sợ hãi với nhiều đối tác. Apple có thể mang đến, hoặc lấy đi, các hợp đồng linh kiện, dịch vụ điện tử với giá trị hàng trăm triệu USD.

Đó là lý do vì sao các đối tác cung ứng của Apple hiếm khi đưa đích danh tên gọi Apple vào các bài chia sẻ, cả công khai và riêng tư của mình, vì lo ngại làm phật lòng ai đó hoặc vô tình làm lộ thông tin cạnh tranh.

Việc không nhắc đến tên gọi Apple không chỉ là một "thói quen". Một hồ sơ toà án vào năm 2014 của một nhà cung ứng đang chuẩn bị phá sản tiết lộ về thoả thuận bảo mật giữa Apple và các đối tác của mình. Theo hồ sơ này, GT Advanced Technologies cam kết sẽ thanh toán 50 triệu USD cho mỗi lần làm lộ các thông tin mật.

Thoả thuận này không chỉ áp dụng cho các thông tin bí mật kinh doanh mà còn áp dụng với sự tồn tại của mối quan hệ giữa GT Advanced Technologies và Apple.

Tại buổi báo cáo hoạt động kinh doanh hồi tháng 6/2020, ông Hock E. Tan, CEO của nhà sản xuất chip Broadcom, cũng nhắc đến Apple một cách dè dặt bằng những cụm từ như "những chiếc điện thoại cao cấp đó" hay "nhà sản xuất smartphone lớn của Bắc Mỹ".

Samsung là đối thủ lớn nhất của Apple song cùng lúc Samsung cũng là nhà cung cấp nhiều linh kiện cho sản phẩm của hãng này. Nhân viên của Samsung thường gọi Apple bằng biệt danh LO (viết tắt của Lovely Opponent hay Đối thủ đáng yêu), theo WSJ.

Foxconn có quan hệ với Apple trong nhiều thập niên và thực tế là đối tác lắp ráp lớn nhất của. Báo cáo thường niên mới nhất của Foxconn dài tới 860 trang nhưng chỉ nhắc tới Apple đúng một lần. Tên gọi "A lớn" của Apple xếp đầu tiên trong danh sách các khách hàng lớn của Foxconn, xét theo thứ tự bảng chữ cái.

Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), một công ty sản xuất chip cho smartphone lớn khác, thì thậm chí không gọi Apple là khách hàng mà với vai trò "một nhà phát hành trái phiếu mà TSMC nắm giữ".

Khi WSJ liên hệ với TSMC để hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của TSMC từ chối đưa ra bình luận cụ thể song nói rằng: "Một trong những yếu tố then chốt để xây dựng lòng tin với khách hàng là bảo vệ thông tin bí mật của khách hàng".

Nam Khánh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.