|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quỹ hơn 2 tỷ USD của Dragon Capital giải ngân trở lại sau khi đưa tiền mặt lên ngưỡng kỷ lục, còn 3.500 tỷ đồng chờ mua

07:20 | 03/06/2022
Chia sẻ
Báo cáo công bố mới đây của quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý cho thấy đã giải ngân trở lại thị trường sau khi nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao kỷ lục.

 

 Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp.

Tại ngày 26/5, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục đầu tư của quỹ VEIL là 7,04%. Ước tính với quy mô tài sản ròng (NAV) là 2,160 tỷ USD, lượng tiền mặt trong danh mục của quỹ là hơn 152 triệu USD (3.526 tỷ đồng).

Trong tuần giao dịch (19 - 26/5), quỹ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam đã giải ngân khoảng 32,5 triệu USD (754 tỷ đồng) mua vào cổ phiếu. Động thái mua vào cổ phiếu của quỹ ngoại này là một tín hiệu tích cực, giữ vai trò hỗ trợ dòng tiền trong bối cảnh thị trường đang trên đà hồi phục sau đà giảm sâu. 

Trong tháng 5, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đón lượng vốn ngoại khủng thông qua Fubon FTSE Vietnam ETF và các DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND). 

Trở lại với giao dịch của VEIL, như đã đề cập trong bài viết trước đó, quỹ ngoại này thường giải ngân trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam ngay sau khi nâng tỷ trọng tiền mặt vượt ngưỡng 5%. Do đó, giai đoạn vừa qua quỹ ngoại này có thể có cuộc "đại cơ cấu" danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, Top10 mã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của quỹ không thay đổi với ba mã chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 10% là VPB (11,47%), MWG (10,95%) và ACB (10,21%). Những mã có tỷ trọng lớn nhất của quỹ có HPG, VHM, FPT, DXG, VCB, MBB, VIC.

Về kết quả đầu tư của VEIL trong 5 tháng đầu năm, tính đến ngày 26/5, tỷ suất lợi nhuận danh mục của quỹ VEIL là âm 15,32%. Tuy kết quả này không mấy khởi sắc xong vẫn tích cực hơn mức giảm 16,52% của chỉ số tham chiếu của quỹ là VN-Index. 

 

Hoàng Linh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.