|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Quốc tế hóa nhân dân tệ, Trung Quốc làm tốt hơn Nhật?

08:20 | 08/10/2016
Chia sẻ
Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, đây là điều kiện tốt cho việc quốc tế hoá nhân dân tệ

Đồng nhân dân tệ có lặp lại vết xe đổ của đồng yên?

Trước sự kiện IMF đưa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) vào rổ tiền tệ quốc tế từ ngày 1/10/2016, Bloomberg có phân tích về tương lai quốc tế hoá của đồng tiền này. Hãng tin của Mỹ cho rằng để cạnh tranh với USD thì CNY nên nhìn vào bài học từ đồng yên Nhật (JPY).

Bài học của việc quốc tế hoá JPY trong quá khứ chỉ có ý nghĩa nhiều hơn là giá trị với việc quốc tế hoá CNY, sau khi đã trở thành 1 trong 5 đồng tiền phổ biến trong quỹ dự trữ của IMF – Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

viec quoc te hoa dong nhan dan te se khong lap lai vet xe do cua dong yen
Đồng CNY sẽ quốc tế hoá nhanh chóng và bền vững hơn đồng JPY . (Ảnh : etftrends.com).

Bloomberg cho rằng, dựa vào vai trò của kinh tế Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và sự xâm nhập của các tế bào kinh tế Trung Quốc vào cuộc sống của người dân trên toàn thế giới, có thể đưa ra nhận định rằng, CNY sẽ quốc tế hoá nhanh và vững chắc hơn so với JPY trong quá khứ.

Có chủ quan quá không?

Đồng Yên được Mỹ cổ vũ còn đồng Nhân dân tệ thì không!

Có thể thấy rằng, hàng hoá và tiền tệ luôn song hành bởi hàng hoá là nền giá trị của tiền tệ. Khi kinh tế Nhật vươn lên thứ hai thế giới thì vai trò của JPY cũng tăng lên trong nền kinh tế - tài chính toàn cầu. Song cũng như kinh tế Châu Âu, kinh tế Nhật cũng có được cú hích từ Mỹ.

Kinh tế Nhật Bản phát triển và trở nên hùng mạnh phụ thuộc vào hai lĩnh vực chính là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp điện tử. Với giá trị/sản phẩm lớn nên việc gia tăng tiêu thụ hàng hoá của hai lĩnh vực này sẽ giúp nhanh chóng mở rộng quy mô GDP của nước Nhật.

Hàng chục năm trời trong trong các thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, nguồn thặng dư mậu dịch trong quan hệ thương mại Nhật–Mỹ đóng vai trò quyết định với sức mạnh kinh tế Nhật Bản, nguồn lực mở rộng quy mô GDP chủ yếu nhờ xuất siêu ô tô vào thị trường Mỹ.

Trước bất lợi quá lớn, năm 1998, Hoa Kỳ đã sử dụng thặng dư mậu dịch làm công cụ hiệu chỉnh quan hệ thương mại Mỹ-Nhật. Theo đó, Nhật phải tìm cách giảm thâm hụt thương mại cho Mỹ, đổi lại Mỹ hỗ trợ thúc đẩy quốc tế hoá JPY, theo Bloomberg.

Ở khia cạnh quốc tế hoá JPY nhờ thương mại hàng hoá cũng không bền vững. Ô tô không phải là hoá sử dụng cho mọi người, mọi nhà – đó là không phải là dạng hàng hoá thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Số người tiêu thụ ô tô Nhật chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với dân số Mỹ.

Đối với hàng điện tử cũng không khác bao nhiêu. Cho dù là mặt hàng công nghệ cao có mức độ phổ biến nhanh chóng vì đáp ứng như cầu thiết thực cho người tiêu dùng, song hàng điện tử thời điểm đó cũng là hàng xa xỉ, chứ không phải hàng hoá sử dụng đại trà.

Do vậy, khi nhu cầu mua sắm hàng hoá tăng cao, nhờ đó mà được JPY quốc tế hoá rộng rãi. Nhưng ô tô hay hàng điện tử không phải là hàng tiêu dùng một lần mà có vòng đời sản phẩm, vì vậy mua sắm mang tính chu kỳ.

Có thể nhận diện đây là nguyên nhân rất quan trọng trong khiến cho việc quốc tế hoá JPY “sớm nở tối tàn”. Cùng với đó là kinh tế bong bóng xì hơi khiến cho kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kéo dài, JPYcũng vì thế mà mất dần vai trò của nó.

Mặt khác, nước Nhật không có hệ thống thuộc địa như Anh, Pháp để từ đó hình thành nên thói quen sử dụng đồng tiền của Nhật tại các quốc gia khác trên thế giới. Do vậy khi kinh tế Nhật co lại thì việc quốc tế hoá JPY cũng bị ảnh hưởng, không giống với đồng bảng Anh (GBP).

Trong khi đó, hiện nay tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới, hàng hoá của Trung Quốc gần như hiện diện ở mọi ngóc ngách của cuộc sống gia đình hàng ngày. Từ các loại sản phẩm có vòng đới tính bằng năm đến hàng hoá có vòng đời chỉ tính bằng giây, bằng phút.

Vì vậy, dù sức mạnh kinh tế Trung Quốc cũng nhờ phần lớn vào thặng dư mậu dịch trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, song Mỹ không dễ ép Trung Quốc như ép Nhật Bản. Bởi lẽ, kinh tế Trung Quốc thiệt hại thì kinh tế Mỹ cũng thiệt hại không kém.

Điều đó cho thấy, CNY đã có nền tảng giá trị vững chắc trong nền kinh tế toàn cầu. Hai rào cản lớn nhất đối với quốc tế hoá CNY đều mang tính chủ quan. Thứ nhất là là chất lượng hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc đang khiến người tiêu dùng không hài lòng.