|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Quốc hội biểu quyết thông qua kế hoạch GDP năm 2021 tăng khoảng 6%

09:37 | 11/11/2020
Chia sẻ
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đề ra nhiều chỉ tiêu quan trọng, trong đó GDP tăng khoảng 6%; qui mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người.

Sáng 11/11, với 430/439 đại biểu tán thành (89,21% tổng số đại biểu), Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Quốc hội biểu quyết thông qua kế hoạch GDP năm 2021 tăng khoảng 6% - Ảnh 1.

Kết quả biểu quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. (Ảnh: VTV).

Nghị quyết nêu rõ, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. 

Tình hình quốc tế, trong nước dự báo có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến kinh tế thế giới và nước ta.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu tổng quát đề ra cho năm 2021 là tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Nghị quyết nêu rõ, các chỉ tiêu chủ yếu là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%; qui mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tỉ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.

Cũng theo Nghị quyết, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%.

Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm. Tỉ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 90%. Tỉ lệ thu gom và xử lí chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên 87%. Tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42%.

Nghị quyết yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại từ đại dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác. Chủ động bố trí nguồn lực và thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời theo thẩm quyền (bao gồm cả các giải pháp về tín dụng, tài chính – ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí…) để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhất là trong một số ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hàng không… và người lao động mất việc làm, thiếu việc làm, bị giảm sâu thu nhập.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong sản xuất vắc xin và có giải pháp để người dân tiếp cận vắc xin phòng dịch COVID-19 sớm nhất; công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân….

12 chỉ tiêu chủ yếu năm 2021

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%.

2. Qui mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD.

3. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

4. Tỉ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng 45-47%.

5. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%.

6. Tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%.

7. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%.

8. Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm.

9. Tỉ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 90%.

10. Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên 87%.

11. Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lí nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 91%.

12. Tỉ lệ che phủ rừng khoảng 42%.

Anh Đào

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.