Quên chứng khoán đi, đây mới là lĩnh vực đầu tư siêu lợi nhuận
“Kiếm tiền cũng là một nghệ thuật”, hoạ sĩ đại chúng nổi tiếng của Mỹ Andy Warhol đã từng viết như vậy. Nếu đúng như vậy, quả thật khả năng làm nghệ thuật của Andy Warhol không hề bị ảnh hưởng ngay cả sau khi ông qua đời. Tổng số tiền thu được từ việc bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật của ông trong thập kỷ trước lên tới 3,38 tỷ USD.
Bức tranh nổi tiếng nhất của Andy Warhol
Bức tranh “Les Femmes d’Alger (Version ‘O’),”(phụ nữ Algier) của Pablo Picasso, bán với giá 179,4 triệu USD
Không chỉ có Warhol, nhiều nghệ sĩ khác cũng tạo nên những con số hoa mắt. Theo trang artprice.com, kể từ năm 2006 Warhol là một trong 10 nghệ sĩ thu về trên 1 tỷ USD từ việc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật của ông. Hầu hết đều là những siêu sao trong làng nghệ thuật thế giới. Tuy nhiên thành công của Trương Đại Thiên và Tề Bạch Thanh, hai nghệ sĩ sống ngoài Trung Quốc ít tiếng tăm ngoại trừ những người sành tranh cho thấy người Trung Quốc đã đổ lượng tiền khổng lồ đến thế nào vào thị trường nghệ thuật trong nước.
Hầu hết các trường phái nghệ thuật đều có mức tăng trưởng tốt hơn thị trường chứng khoán thậm chí một số trường phái có bước nhảy vọt ấn tượng. Theo Cơ quan phát triển nghiên cứu thị trường nghệ thuật, giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đại chúng Mỹ đã tăng gấp 9 lần so với tốc độ tăng trưởng của chỉ số S&P trong 10 năm qua.
Tốc độ tăng trưởng của các trường phái nghệ thuật trong 10 năm qua so với chỉ số S&P 500.
Những tác phẩm tăng giá mạnh nhất đều nằm trong nhóm thị trường ngách như các tác phẩm nhiếp ảnh của của các nghệ sĩ Mỹ thế kỷ 19 hoặc các bức tranh thuộc hội hoạ Bỉ trong thế kỷ 20. Hoạ sĩ René Magritte chính là gương mặt tiêu biểu nổi bật nhất của hội hoạ Bỉ thế kỷ 20với 22 tác phẩm được bán với giá trên 5 triệu USD mỗi bức trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, vẫn có hai trường phái tăng trưởng kém hơn như hội hoạ thời Phục hưng của Italy hay hội hoạ Anh thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Trước khi quyết định đầu cơ vào một kiệt tác phục hưng, nhà đầu tư nên biết rằng kể từ năm 2006, giá trị của những bức tranh thuộc thời kỳ Phục hưng của Italia đã tăng chậm hơn so với chỉ số S&P. Tuy nhiên, nếu những bức tranh này vẫn chưa phải là khoản đầu tư vĩ đại và dành tình cho nghệ thuật Phục hưng, bây giờ chính là thời điểm tốt để móc hầu bao.
Nghệ thuật hậu chiến, một thể loại tổng hợp bao gồm nhiều trường phái với một số tên tuổi tiêu biểu như hoạ sĩ trường phái biểu hiện trừu tượng Willem de Kooning, hoạ sĩ trường phái tượng trưng Francis Bacon và nhà điêu khắc nổi tiếng người Thuỵ Sỹ Alberto Giacometti cũng có giá trị tăng nhanh theo thời gian.
Bức tranh No1 của Mark Rothko bán với giá 75,12 triệu USD
Nếu 11 triệu USD là mức giá trung bình phải trả cho mỗi bức tranh sơn dầu của hoạ sĩ Mark Rothko có thể khiến nhà đầu tư nản lòng, tranh của Jackson Pollock với giá thấp hơn 2,5 triệu USD có thể là một lựa chọn vừa sức hơn. Một tên tuổi nổi tiếng khác nhưng giá tranh lại dễ chịu hơn rất nhiều chính là Salvador Dali với hàng ngàn bản vẽ đang được bán ra với giá trung bình cho mỗi tác phẩm chỉ khiêm tốn ở mức 19.000 USD. Hội hoạ Tây Ban Nha thế kỷ 20 mang đến lợi nhuận lớn hơn hàng đống cổ phiếu. Và đương nhiên là những bức tranh đó xứng đáng được treo trên tường.
Top 10 nghệ sĩ kiếm tiền nhiều nhất tính theo tổng doanh thu và theo giá trị trung bình mỗi bức tranh.
Kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường nghệ thuật đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn. Bất chấp việc kinh tế vẫn đang khó khăn, các nhà sưu tầm đổ nhiều triệu USD vào các phiên đấu giá để mua tác phẩm của những nghệ sĩ như Bacon, Warhols và Richters với giá trên trời nhưng khoản đầu tư đó sinh lời không nhỏ khi họ bán lại các tác phẩm với giá cao hơn. Đây cũng là cách giới siêu giàu phô trương sự giàu có.
Dù những tác phẩm nghệ thuật yêu cầu người mua phải đầu tư một khoản tiền lớn nhưng tiềm năng lại mang về lợi nhuận cao nên thị trường nghệ thuật quốc tế cũng không thiếu những người mua giàu có sẵn sàng chi mạnh tay và thậm chí thanh toán bằng tiền mặt. Nếu kinh tế Brazil đang gặp khó khăn khiến những người mua đến từ nước này giảm đi, vẫn còn có những nhà đầu tư đến từ Trung Đông, Nga và Trung Quốc. Tất cả đều theo đuổi những thứ giống nhau khi lựa chọn nghệ thuật là kênh đầu tư thay thế.
Mặc dù có không ít người mua không có thị hiếu hay sở thích riêng mà chỉ đơn giản bắt chước những gì người khác đang làm. Nhưng theo tiến sĩ McAndrew, chuyên gia và cũng là người sáng lập hãng tư vấn và nghiên cứu thị trường nghệ thuật Art Economics, ngành kinh doanh nghệ thuật hiện đang trong gia đoạn chín muồi, và những người mua đang tập trung vào chất lượng nghệ thuật hơn là hơn là mức tăng trưởng chóng mặt của các tác phẩm.
Theo Nhật Linh
Người đồng hành