|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Quan lộ của nguyên Chủ tịch PVN Nguyễn Quốc Khánh

20:20 | 08/12/2017
Chia sẻ
Ngoài vai trò Chủ tịch PVN, ông Nguyễn Quốc Khánh từng đảm nhiều qua nhiều chức vụ tại các Tổng Công ty, Công ty lớn trong lĩnh vực dầu khí.
quan lo cua nguyen chu tich pvn nguyen quoc khanh Khởi tố, bắt tạm giam cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Quốc Khánh
quan lo cua nguyen chu tich pvn nguyen quoc khanh Chuẩn bị kiểm điểm, xử lý hành vi vi phạm của cựu Chủ tịch PVN

Ông Nguyễn Quốc Khánh sinh năm 1960 tại Thạch Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông từng tốt nghiệp kỹ sư Địa Vật lý chuyên ngành Thăm dò địa chất Dầu khí tại Đại học Dầu khí Ba Cu - Liên Xô cũ.

Ông cũng từng có thời gian nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Liên doanh Dầu khí Mê Kông.

Sau đó ông Khánh được bầu làm Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), khi đơn vị này được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu (PDC) và Petechim.

Thời điểm ông Khánh đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc PV Oil, đơn vị này cũng là một cổ đông chính để thành lập ra các doanh nghiệp đầu tư 3 dự án xăng nhiên liệu sinh học của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mà hiện đang không phát huy được hiệu quả.

Tháng 7/2009, ông Khánh đã được bổ nhiệm làm 1 trong 7 Phó Tổng Giám đốc PVN.

quan lo cua nguyen chu tich pvn nguyen quoc khanh
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Nguyên Chủ tịch HĐTV PVN

Khi đảm nhiệm vị trí này, ông Khánh phụ trách mảng sản xuất điện và gắn với hàng loạt các dự án điện do PVN đầu tư trong đó đáng chú ý là các dự án điện lớn gồm Nhiệt điện Vũng Áng I (1.200 MW), Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1.200 MW), nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200 MW) và Dự án nhiệt điện Long Phú 1 (1.200 MW) được xem là có ảnh hưởng lớn đối với an ninh năng lượng. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có Nhiệt điện Vũng Áng 1 đi vào hoạt động.

Các Dự án còn lại gồm Nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1.200 MW), Nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200 MW) hay Nhiệt điện Long Phú 1 (1.200 MW) vẫn đang trong quá trình thi công, dù tiến độ hoàn thành công trình đã qua từ khá lâu.

Đến ngày 19/11/2014 ông được Bộ trưởng Bộ Công Thương tại thời điểm đó là ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc PVN.

Đến ngày 12/1/2016, ông được bầu vào Chủ tịch HĐTV, thay thế cho ông Nguyễn Xuân Sơn bị thôi chức vụ và bị bắt sau đó do liên quan tới những sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Ngày 9/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh để về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương. Kế nhiệm cho ông Khánh là ông Nguyễn Vũ Trường Sơn.

Trao đổi báo chí, đại diện Bộ Công Thương cho biết, sau khi Thủ tướng cho thôi chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Nguyễn Quốc Khánh đã về làm việc tại Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước các dự án về điện có trụ sở đặt tại Bộ Công Thương. Vị này cho biết ông Khánh “không giữ chức vụ gì” tại nơi làm việc mới.

Chiều ngày 8/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành phiên họp thứ 18, qua đó nhất trí cao về việc “khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội khóa XIV”.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố bị can về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêmtrọng theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch PVN.

Đồng thời, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Đinh La Thăng theo đúng quy định của pháp luật.

Việc khởi tố này nằm trong quá trình tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng.

Bạch Mộc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.