|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

PVN và ông lớn dầu khí của Nga bàn việc kí tiếp thỏa thuận chiến lược

15:27 | 10/10/2019
Chia sẻ
Mới đây, lãnh đạo của PVN và Tập đoàn Gazprom thảo luận việc thúc đẩy hợp tác hiện có và phát triển các dự án trong lĩnh vực sản xuất điện và LNG, đồng thời trao đổi về việc kí tiếp thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Trong khuôn khổ Diễn đàn khí đốt quốc tế Saint Peterburg, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh và đoàn Petrovietnam đã có buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn dầu khí Gazprom (Nga). 

Gazprom  1

Đoàn công tác của Petrovietanm tham dự phiên Hội nghị toàn thể và triển lãm. Ảnh: PVN

Lãnh đạo hai phía đã thảo luận việc thúc đẩy hợp tác hiện có giữa Gazprom và Petrovietnam và phát triển các dự án trong lĩnh vực sản xuất điện và LNG, đồng thời trao đổi về việc kí tiếp thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Gazprom và Petrovietnam.

Trước đó, tại Moscow, Chủ tịch HĐTV Trần Sỹ Thanh và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo Công ty Zarubezhneft và Tập đoàn Rosneft. 

Tại buổi làm việc với ông Sergey Kudriashov, Tổng giám đốc Zarubezhneft, hai Bên đã trao đổi các các vấn đề liên quan đến hoạt động của Liên doanh Việt- Nga (Vietsovpetro) và bàn về các định hướng phát triển hợp tác trong tương lai, đặc biệt là định hướng hợp tác của Vietsovpetro sau năm 2013.

Diễn đàn khí đốt quốc tế Saint Peterburg là Hội nghị chuyên đề nhằm tạo điều kiện cho đại diện các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khí đốt, các tổ chức nghiên cứu khoa học và viện thiết kế thảo luận về ngành công nghiệp khí.

Sự kiện chính của SPIGF năm nay là phiên Hội nghị toàn thể với chủ đề "Ưu tiên chiến lược trong quan hệ đối tác năng lượng quốc tế".

Các chuyên gia trao đổi quan điểm của họ về các xu hướng mới trong thị trường khí, thảo luận về tình trạng hiện tại và xu hướng dài hạn trong sự phát triển của ngành công nghiệp khí, giới thiệu các công nghệ mới và các giải pháp sản xuất sáng tạo.

H.Mĩ

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.