|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phó Thủ tướng yêu cầu giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành đối với doanh nghiệp

21:30 | 21/08/2016
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ngay trong quý IV tới, các đơn vị liên quan phải triển khai và kiên quyết giảm tỷ lệ KTCN xuống còn 15% theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Tại buổi làm việc với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) ngày 18/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu ngay trong quý IV tới, các đơn vị liên quan phải triển khai và kiên quyết giảm tỷ lệ KTCN xuống còn 15% theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Dự buổi làm việc còn có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải…

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, từ năm 2014, có sự thay đổi duy nhất rất quan trọng, đó là tất cả thước đo môi trường kinh doanh đều lấy theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều thấy rõ nhất trong công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thể hiện ở lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan. Trong lĩnh vực hải quan, việc thông quan hàng hóa XNK có liên quan đến công tác kiểm tra liên ngành. Thực tế cho thấy, thời gian thông quan hàng hóa liên quan đến ngành Hải quan chỉ có một phần, còn phần lớn lại liên quan đến các Bộ, ngành khác.

pho thu tuong yeu cau giam ty le kiem tra chuyen nganh doi voi doanh nghiep

Báo cáo về việc triển khai đề án KTCN theo quyết định số 2026/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã phối hợp với các cơ quan KTCN triển khai và giảm hơn 50% thời gian thông quan hàng hóa so với trước đây.

Theo ông Ngô Minh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty Tân cảng Sài Gòn, để hỗ trợ hoạt động KTCN, đơn vị này đã xây dựng một phần mềm phục vụ việc kết nối giữa cơ quan cảng, cơ quan Hải quan, cơ quan KTCN và doanh nghiệp (DN). Qua đó, đã tiết giảm được việc dùng giấy tờ, giúp cơ quan Hải quan có ngay kết quả KTCN để thực hiện thông quan hàng hóa, 7 tháng đầu thời gian chuyển container giảm được khoảng 2 giờ, thời gian khách hàng lấy hàng sau kiểm hóa nhanh hơn 0,8 ngày (5 ngày xuống còn 4,2 ngày). Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề bất cập cơ bản cần được giải quyết.

Liên quan đến công tác KTCN, Công ty CP dịch vụ Hằng Hải Trasac đánh giá, dịch vụ KTCN rất nhiều và còn chồng chéo. Hiện chỉ có mộtmặt hàng mà phải qua 2 -3 cơ quan quản lý. Ví dụ,việckiểm tra văn hóa phẩm, DN nhập khẩu tại phía Bắc, cơ quan văn hóa phẩm ngoài Bắc không kiểm tra mà lại yêu cầu vào phía Nam kiểm tra…

Ông Đặng Vũ Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics - phản ánh, có nhiều mặt hàng phải KTCN 100% gây mất thời gian và chi phí cho DN. Từ thực tế vướng mắc của các DN về KTCN, hiệp hội kiến nghị 5 nguyên tắc: Nguyên tắc xác suất, vì có những DN nhập khẩu liên tục một mặt hàng từ một nhà cung cấp nhưng trong thời gian dài không phát hiện vi phạm; nguyên tắc một cửa, vì có nhiều mặt hàng phải KTCN tại nhiều cơ quan khác nhau.

Ở lĩnh vực hàng hóa chuyển phát nhanh, Giám đốc kế toán Công ty chuyển phát nhanh DHL phản ánh nhiều bất cập trong việc KTCN đối với hàng hóa NK qua loại hình thứcchuyển phát nhanh. Đối với hàng dệt may, chuyển phát nhanh hầu hết là hàng mẫu, có khi chỉvài mét cũng phải đi kiểm tra, chi phí rất tốn kém;Hàng kiểm tra văn hóa tại Sở Thông tin Truyền thông và Sở Văn hóa và Du lịch, hàng hóa NK chủ yếu là các tờ rơi, sách, thời gian kiểm tra mất từ 3-10 ngày, đặc biệt là những loại sách liên quan đến tiếng nước ngoài, tôn giáo thời gian kéo dài hơn đến 10 ngày....

Đại diện Hiệp hội dệt may cho hay, hiện nay vấn đề về kiểm tra hàm lượng formandehyt theo Thông tư 37 của Bộ Công Thương còn nhiều bất cập đối với việc nhập khẩu nguyên liệu dệt may phục vụ cho sản xuất. Hiệp hội kiến nghị, không KTCN đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng mẫu; kiểm tra hồ sơ đối với hàng nhập khẩu từ các nước tiên tiến…

Trả lời kiến nghị của Hiệp hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, các biện pháp luôn cải thiện thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Việc đưa ra Thông tư 37 nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nhiều nước đã vào luật cấm đối với những sản phảm có chất này. Tuy nhiên, đểtạo thuận lợi cho DN, Bộ Công Thương đã có dự thảo sửa đổi, trong đó có các nội dung: sản phẩm mẫu không KTCN, quy định chi tiết từ kiểm tra đơn giản sang kiểm tra hồ sơ; hướng DN tự chịu trách nhiệm.

Liên quan đến những thắc mắc, kiến nghị khác của DN với Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Maicho biết, trong thời gian tới sẽ tăng cường nguồn lực tại các tại địa điểm KTCN. Đồng thời khuyến khích DN quan tâm nắm và thực hiện đúng pháp luật, phản ánh kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, Nghị quyết 19 đã điểm mặt, chỉ tên và giao việc cho từng đơn vị. Việc triển khai Nghị quyết đã có những chuyển biến lớn, nhưng việc thực hiện của một số bộ, ngành còn chậm. Đối với vấn đề KTCN, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành. Ngay trong quý IV tới, các đơn vị phải triển khai và kiên quyết phải giảm tỷ lệ KTCN xuống còn 15% theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, đảm bảo KTCN ít nhất và nhanh nhất.

Theo Mai Ca

Công thương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.