|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng: Tập trung giải quyết vướng mắc dự án Ferocrom Cổ Định và sắt Thạch Khê

20:45 | 04/03/2018
Chia sẻ
Liên quan đến việc triển khai các dự án chế biến sâu khoáng sản còn chậm tiến độ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cần tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan tới Dự án Nhà máy Ferocrom Cổ Định (Thanh Hóa) và Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh)
pho thu tuong tap trung giai quyet vuong mac du an ferocrom co dinh va sat thach khe Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị xem xét dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê
pho thu tuong tap trung giai quyet vuong mac du an ferocrom co dinh va sat thach khe Dự án mỏ sắt Thạch Khê: 'Tiếp tục triển khai là phương án tốt nhất'

Tại buổi làm việc với TKV, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ghi nhận những kết quả tích cực trong sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2017. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế mà TKV cần tập trung khắc phục có hiệu quả trong năm 2018 và trong thời gian tới.

pho thu tuong tap trung giai quyet vuong mac du an ferocrom co dinh va sat thach khe

Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh)

Cụ thể, TKV phải tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm xây dựng Tập đoàn có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý.

Cùng với đó, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Tập đoàn cũng cần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, vừa bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu, vừa bảo đảm lợi ích của người lao động và cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, Phó Thủ tướng đề nghị TKV cần tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết là tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn 2017-2020 tại Quyết định số 2006/QĐ-TTg ngày 12/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

“TKV cần tập trung xác định rõ các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm chính để tập trung phát triển; từ đó tái cơ cấu lại công ty mẹ, các công ty con, trọng tâm là cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên.

“Trên cơ sở đó, tập trung tái cấu trúc đầu tư, ưu tiên nguồn lực để phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế, có sức cạnh tranh trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Theo Phó Thủ tướng, TKV phải tăng cường kiểm soát quá trình đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng; đẩy mạnh tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp để giảm chi phí nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

Tập đoàn cũng cần chủ động kiến nghị để hoàn thiện cơ chế quản lý, có các giải pháp sớm kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý điều hành; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý đầu tư, quản lý chi phí, quản lý tài nguyên.

Đồng thời phải nâng cao hiệu quả quản lý lao động gắn với việc bố trí lao động phù hợp và gắn với tăng thu nhập của người lao động; chú trọng đào tạo, đào tạo lại để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu, quy trình sản xuất; có giải pháp xử lý dứt điểm các đơn vị, các dự án đầu tư kém hiệu quả.

Về sản xuất, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu TKV sớm đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018, đặc biệt là đáp ứng đủ than theo cam kết của các hộ sản xuất (đặc biệt là các nhà máy điện), góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

Tập đoàn cần ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất các mỏ, các nhà máy chiến biến; tăng lực sản xuất của Nhà máy alumin Tân Rai và Nhà máy Alumin Nhân Cơ.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh TKV cần tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan tới Dự án Nhà máy Ferocrom Cổ Định (Thanh Hóa) và Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh).

Song song là đổi mới công nghệ để triển khai các dự án khai thác, tập trung nghiên cứu, thiết kế chế tạo thử nghiệm cơ giới hóa khai thác, đào lò phù hợp với điều kiện các mỏ và các vấn đề về môi trường, an toàn, nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế các mỏ hầm lò.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý TKV cần tăng cường huy động các nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo đúng tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án xây dựng các mỏ than hầm lò mới, đáp ứng đủ than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao TKV phối hợp với các Bộ liên quan và UBND các tỉnh có hoạt động khoáng sản, tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ môi trường để vừa khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, đặc biệt là các dự án khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, Tây Nguyên.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Kiên quyết không đầu tư, triển khai các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

“TKV cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, kinh doanh than, ngăn chặn xử lý kịp thời các hoạt động khai thác, kinh doanh than trái phép và gian lận thương mại theo quy định của pháp luật.

“Cùng với đó, tăng cường hợp tác với các địa phương để triển khai tốt việc quản lý ranh giới mỏ, quản lý khai thác, vận chuyển, kinh doanh than – khoáng sản”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu TKV chú trọng chăm lo công tác tổ chức và cán bộ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài; cải thiện điều kiện làm việc, từng bước nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho người lao động.

Đức Hoàng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.