|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 7/12: Khối ngoại duy trì mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng, tập trung VIC, VHM

16:30 | 07/12/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng gần 1.003 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 36,6 triệu đơn vị cổ phiếu.

Lực bán gia tăng về cuối phiên dù trước đó VN-Index có thời điểm bứt phá khỏi ngưỡng tham chiếu. Một lần nữa chỉ số kiểm định không thành công vùng cản mạnh 1.050 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, nhóm VN30 có 15 mã giảm giá, chiếm ưu thế so với 12 mã tăng giá và 3 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên VN-Index đều thuộc rổ VN30. Trong khi lực kéo chủ yếu đến từ các đại diện họ Vingroup như VIC, VHM.

Trở lại diễn biến thị trường chung, số mã giảm vẫn áp đảo trên sàn HOSE với 360 cổ phiếu, 101 mã tăng và 46 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, sàn HNX có 154 mã giảm, cao hơn so với 40 mã tăng và 33 mã đứng tham chiếu.

Thanh khoản phiên hôm nay ở mức trung bình. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 1,08 tỷ đơn vị, tương ứng giá trị 16.184 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE hôm nay đạt 12.760 tỷ đồng, giảm 42% so với phiên trước đó.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng gần 1.003 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 36,6 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VIC của Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 297,7 tỷ đồng.

Theo sau là VHM được mua ròng hơn 119,1 tỷ đồng và STB (83 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở DXG (61,5 tỷ đồng), SHB (52 tỷ đồng) và HPG (50,6 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 50 tỷ đồng là SSI (44,7 tỷ đồng), CTG (34,2 tỷ đồng), KDH (25,4 tỷ đồng) và FUEVFVND (25,2 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều bán, cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 36,2 tỷ đồng.

Theo sau đó là GAS bị bán ròng hơn 14,8 tỷ đồng, VRE (14,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 10 tỷ đồng như SAB (8,4 tỷ đồng), DGW (7 tỷ đồng), HNG (4,9 tỷ đồng), HAH (3,8 tỷ đồng), HAG (3,6 tỷ đồng), PC1 (3 tỷ đồng) và DCM (3 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục giao dịch mua ròng với giá trị gần 26,8 tỷ đồng, tương đương 928.250 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 28,6 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là IDC (11,3 tỷ đồng), THD (1,8 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như NVB (867 triệu đồng), HUT (653 triệu đồng), SHS (464 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mạnh nhất gần 17,3 tỷ đồng ở cổ phiếu CEO của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O, sau đó giao dịch mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như IDJ (281 triệu đồng), HJS (261 triệu đồng), API (229 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ghi nhận giao dịch bán ròng với quy mô gần 2 tỷ đồng, tương đương âm 314.880 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam dẫn đầu với quy mô gần 3 tỷ đồng. Theo sau là QNS (1,2 tỷ đồng), MCH (1,1 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như FOC (457 triệu đồng), ACV (417 triệu đồng), HU4 (53 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất gần 5,6 tỷ đồng ở cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn, sau đó tìm đến những mã quy mô dưới 1 tỷ đồng như LTG (999 triệu đồng), VTP (692 triệu đồng), BDT (601 triệu đồng), …

Linh Chi

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.