|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 6/10: Khối ngoại trở lại bán ròng trên HOSE, HPG vẫn là tâm điểm rút vốn

16:00 | 06/10/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều khi bán ròng gần 132 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 10,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Sau phiên hồi mạnh trước đó thì thị trường đã lấy lại toàn bộ điểm số tăng trong phiên giao dịch hôm nay. Đóng cửa, VN-Index giảm 29,74 điểm (2,69%) xuống 1.074,52 điểm, HNX-Index giảm 6,99 điểm (2,89%) về 235,13 điểm, UPCoM-Index giảm 1,38 điểm (1,64%) về 82,41 điểm.

Sàn HOSE tiếp tục rơi vào cảnh bán tháo về cuối phiên chiều với 65 mã nằm sàn, tính trên toàn thị trường có gần 100 cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh lơ.

VN30-Index cũng mất hơn 36 điểm còn 1.081,36 điểm. Nhà đầu tư chứng kiến cảnh tưởng cổ phiếu giảm sàn hàng loạt và sắc đỏ chiếm ưu thế. Theo thống kê, rổ VN30 có 29 mã giảm giá, ngoại trừ VIC ngược dòng tăng nhẹ trong đó có 1 mã giảm sàn là GVR.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực trong phiên hôm qua cũng đảo chiều giảm mạnh hôm nay như VIB, TCB, MBB, SHB, STB, LPB thậm chí giảm hết biên độ về 11.200 đồng/cp. Ngoài ra những cổ phiếu khác cũng mất hơn 2% thị giá như BID, MSB, CTG, VPB,...

Mặc dù thị trường giảm điểm sâu nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 12.734 tỷ đồng. 

Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều khi bán ròng gần 132 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 10,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 37,7 tỷ đồng.

Theo sau là FUEVFVND được mua ròng hơn 36,6 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai và CTG (35,3 tỷ đồng) đứng ở vị trí thứ 3. Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở PVD (21 tỷ đồng), VCB (20,6 tỷ đồng), VJC (15,7 tỷ đồng), PNJ (13,1 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 13 tỷ đồng như VIC (12,8 tỷ đồng), HDG (8,4 tỷ đồng) và MSN (8 tỷ đồng).

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều bán, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu và tập trung phần lớn dòng tiền với giá trị xả ròng hơn 198,3 tỷ đồng.

Theo sau đó là NVL bị bán ròng hơn 38 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp, lực bán còn được ghi nhận ở STB (35,7 tỷ đồng) và HAH (23,3 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã bị xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 20 tỷ đồng như SSI (15,6 tỷ đồng), BCG (9,4 tỷ đồng), KBC (8,6 tỷ đồng), VND (7,8 tỷ đồng), GEX (7,5 tỷ đồng) và TPB (7,1 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng mua ròng hơn 7,6 tỷ đồng, tương đương 323.118 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 6,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là PVI (1,6 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như NTP (299 triệu đồng), VNR (113 triệu đồng), IDC (97 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung xả ròng trải dài ở mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như VCS (529 triệu đồng), MBS (504 triệu đồng), L14 (220 triệu đồng), TVC (176 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục xả ròng phiên thứ 12 liên tiếp với quy mô hơn 22,6 tỷ đồng, tương đương hơn 4,3 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào 2 cổ phiếu là ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam với giá trị gần 2,8 tỷ đồng và QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi với giá trị gần 1,9 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 1 tỷ đồng như VTP (661 triệu đồng), CSI (269 triệu đồng),…

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị hơn 28,1 tỷ đồng. Cùng chiều là những mã quy mô dưới 1 tỷ đồng như ICN (288 triệu đồng), TCI (190 triệu đồng), VHG (93 triệu đồng), …

Linh Chi

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.