|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 29/9: Khối ngoại bán ròng gần 160 tỷ đồng, tâm điểm STB, KDH, HPG

16:30 | 29/09/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp với giá trị gần 159 tỷ đồng, tương đương gần 7,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Thị trường bị sắc đỏ chi phối với 604 mã giảm giá (trong đó có tới 43 mã giảm sàn), 316 mã tăng giá và 180 mã đóng cửa tại giá tham chiếu. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp với khối lượng giao dịch đạt 582,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 12.925 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 9.160 tỷ đồng.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.126,07 điểm, giảm 17,55 điểm tương ứng 1,53%, với thanh khoản thấp hơn phiên giao dịch hôm trước. Chỉ số chính đóng cửa thủng xa mốc đáy cũ 1.140 đồng và chưa có lực cầu bắt đáy ngay cả khi nhiều cổ phiếu đã chiết khấu khá tốt.

Theo quan sát, nhóm ngành giảm điểm mạnh nhất vẫn là xây dựng - đầu tư công, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, ... Nhóm chứng khoán dù đã có dấu hiệu manh nha tạo đáy vẫn không trụ được với áp lực bán chung của thị trường cũng có những điều chỉnh đáng kể vào cuối phiên.

Cổ phiếu trụ nói riêng và rổ VN30 nói chung vẫn đang là nhân tố ảnh hưởng rất tiêu cực đến chỉ số, còn VN-Index đang hướng tới vùng 1.100 - 1.120 trong 1 - 2 phiên tới.

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp với giá trị gần 159 tỷ đồng, tương đương gần 7,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu STB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín đứng đầu bên bán với giá trị rút ròng gần 52,7 tỷ đồng.

Cùng chiều là các cổ phiếu như KDH được bán ròng hơn 49,2 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là HPG (45,7 tỷ đồng), NLG (35 tỷ đồng), NVL (29,1 tỷ đồng), HAH (19,9 tỷ đồng) và CTG (15,7 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 10 tỷ đồng như DPM (9,8 tỷ đồng), HDG (9,2 tỷ đồng) và KBC (7,7 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều ngược lại, cổ phiếu E1VFVN30 của Quỹ ETF VFMVN30 đứng đầu bên mua với giá trị mua ròng gần 29,8 tỷ đồng.

GMD đứng ở vị trí top2 với giá trị gom ròng gần 28,3 tỷ đồng, theo sau là BSI đứng trong top3 với giá trị mua ròng hơn 24,9 tỷ đồng.

Cùng chiều, VRE được gom ròng gần 21,5 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ tư. Nối tiếp là VNM (12,7 tỷ đồng), DXG (12,7 tỷ đồng), FRT (8 tỷ đồng), BID (7,6 tỷ đồng), HDB (7,4 tỷ đồng) và REE (5,7 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng tiếp tục ghi nhận xu hướng giao dịch bán ròng gần 10,2 tỷ đồng, tương đương hơn 1,4 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 3,2 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần và gần 2,6 tỷ đồng cho cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là PVI (953 triệu đồng) và các giao dịch tương tự dưới 400 triệu đồng như TNG (345 triệu đồng), PVC (189 triệu đồng), MBS (173 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung xả ròng gần 17,8 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội, sau đó trải dài ở mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như THD (223 triệu đồng), PTI (189 triệu đồng), NTP (142 triệu đồng), HUT (45 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp với quy mô gần 19,3 tỷ đồng, tương đương gần 3,7 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào cổ phiếu LTG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời với giá trị gần 3,6 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 500 triệu như MPC (294 triệu đồng), CSI (277 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị hơn 10,3 tỷ đồng. Theo sau, lực bán được ghi nhận tại VEA (8 tỷ đồng). Cùng chiều là những mã quy mô dưới 3 tỷ đồng như ACV (2,7 tỷ đồng), VGT (1,5 tỷ đồng), VTP (1,4 tỷ đồng), …

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.