|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 27/9: Khối ngoại bán ròng gần 460 tỷ đồng toàn thị trường, tâm điểm VNM

16:30 | 27/09/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp với giá trị gần 389 tỷ đồng, tương đương hơn 9,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Đóng cửa, VN-Index giảm 7,81 điểm (0,67%) xuống 1.166,54 điểm, HNX-Index giảm 0,16 điểm (0,06%) còn 255,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 86,71 điểm.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.166,54 điểm, giảm gần 8 điểm, tương ứng 0,67% với thanh khoản chỉ bằng một nửa so với phiên giao dịch hôm trước. Phiên giao dịch hôm nay mở cửa với gap khá lớn kéo chỉ số tiệm cận 1.180 điểm, nhưng sau đó nhanh chóng điều chỉnh lại vùng giá đỏ.

Trong phiên có một vài nhóm cổ phiếu nổi bật như xây dựng - đầu tư công, ngân hàng, chứng khoán,... trong khi các nhóm ngành còn lại vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục đáng kể. Điểm nhấn trong phiên hôm nay là sự hồi phục của nhóm cổ phiếu ngân hàng sau khi điều chỉnh mạnh và một số mã đã sắp về tới đáy cũ của đợt điều chỉnh vừa rồi.

Về cơ bản, VN-Index đang trong quá trình dần hình thành vùng đáy ngắn hạn nhưng lực cầu không đủ mạnh để tạo nên phiên hồi phục dứt khoát, với tình hình hiện tại thị trường vẫn có khả năng test lại vùng quanh 1.140 - 1.150 trước khi có tín hiệu rõ ràng hơn cho việc tạo đáy.

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp với giá trị gần 389 tỷ đồng, tương đương hơn 9,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đứng đầu bên bán với giá trị rút ròng hơn 89,1 tỷ đồng.

Cùng chiều là các cổ phiếu như NLG được bán ròng hơn 61,7 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là DXG (52,1 tỷ đồng), DGC (33,4 tỷ đồng), KDH (29 tỷ đồng), KBC (20,9 tỷ đồng), VHM (18,2 tỷ đồng), DPM (18,2 tỷ đồng), CTG (17,1 tỷ đồng) và VIC (17 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều ngược lại, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục đứng đầu, giữ vị trí top3 nhiều phiên liên tiếp, với giá trị mua ròng gần 48,4 tỷ đồng.

SSI đứng ở vị trí top2 với giá trị gom ròng gần 13,6 tỷ đồng, theo sau là MWG đứng top3 với giá trị mua ròng gần 11,3 tỷ đồng.

Cùng chiều, FRT được gom ròng hơn 7,7 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ tư. Nối tiếp là POW (6,3 tỷ đồng), HCM (5,7 tỷ đồng), SHB (4,8 tỷ đồng), VCI (4,7 tỷ đồng), FUEVFVND (4 tỷ đồng) và VRE (3,7 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng bán ròng hơn 13,5 tỷ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 2,4 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là CLH (645 triệu đồng) và các giao dịch tương tự dưới 300 triệu đồng như VCS (272 triệu đồng), PVI (211 triệu đồng), ONE (136 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung xả ròng gần 13,6 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội, nối tiếp là IDC với giá trị bán ròng hơn 3 tỷ đồng sau đó trải dài ở mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như NVB (915 triệu đồng), TVD (70 triệu đồng), S99 (27 triệu đồng), NTP (13 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục xả ròng với quy mô 54 tỷ đồng, tương đương gần 1,6 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào 2 cổ phiếu là CSI của Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam với giá trị gần 1,6 tỷ đồng và QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi với giá trị hơn 1,2 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 200 triệu như PXS (116 triệu đồng), HPP (70 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu VEA với giá trị hơn 34 tỷ đồng. Theo sau, lực bán được ghi nhận tại BSR (17,6 tỷ đồng). Cùng chiều là những mã quy mô dưới 4 tỷ đồng như VTP (3,4 tỷ đồng), SIP (1,4 tỷ đồng), LTG (280 triệu đồng), …

Linh Chi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.