|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 26/9: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 560 tỷ đồng phiên VN-Index mất gần 30 điểm

16:36 | 26/09/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp với giá trị hơn 558 tỷ đồng, tương đương gần 18 triệu đơn vị cổ phiếu.

Áp lực bán diễn ra trong suốt phiên giao dịch đầu tuần với thanh khoản gấp đôi phiên trước đó. Cụ thể, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 720 triệu đơn vị, tương ứng gần 18.000 tỷ đồng. 

Độ rộng thị trường ghi nhận hơn 870 cổ phiếu giảm giá, 107 cổ phiếu giữ mốc tham chiếu và chưa đến 160 cổ phiếu còn duy trì sắc xanh.

Nhóm bất động sản ghi nhận thêm nhiều mã giảm sàn như LDG, HDG, NVT, ITC, SZC, PHC.... 

Tương tự nhóm bất động sản, cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng giao dịch tiêu cực có HBC giảm 2%, CTD mất 3,2%, BMP (2,3%) vàGKM (2,7%)...

Cùng với đó, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là một trong các tác nhân chính kéo thị trường mất điểm, đơn cử với CTG, BID, VPB. Theo sau đó, MBB, TCB, VCB cũng có trong Top10 cổ phiếu đóng góp mức giảm mạnh nhất vào thị trường.

Một số mã bluechips góp phần kéo thị trường đóng cửa trong sắc đỏ như VNM và DGC với mức giảm giá lần lượt 3,5% và 7% (kịch sàn).

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp với giá trị hơn 558 tỷ đồng, tương đương gần 18 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu NLG của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đứng đầu bên bán với giá trị rút ròng gần 170 tỷ đồng.

Cùng chiều, cổ phiếu KDH được bán ròng gần 141 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là SSI đứng vị trí thứ 3 với giá trị rút ròng gần 69,2 tỷ đồng.

Danh mục top10 mã được xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã như VNM (62,8 tỷ đồng), CTG (62,5 tỷ đồng), VND (61,5 tỷ đồng), DGC (40,7 tỷ đồng), DXG (37,4 tỷ đồng), HDG (30,2 tỷ đồng) và VRE (23,8 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều ngược lại, hai cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và STB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín tập trung chủ yếu vốn của khối ngoại với giá trị mua ròng lần lượt là 68 tỷ đồng và 67,4 tỷ đồng. Trong đó HPG là mã quen thuộc đã đứng đầu hoặc trong top3 của bên mua nhiều phiên liên tiếp. BCM vươn lên vị trí top3 với giá trị gom ròng hơn 20,7 tỷ đồng.

Cùng chiều là những mã cổ phiếu quy mô dưới 20 tỷ đồng như E1VFVN30 được gom ròng hơn 16,4 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ tư. Nối tiếp là VCB (10,7 tỷ đồng), DCM (10 tỷ đồng), VHM (9,7 tỷ đồng), VCI (6,4 tỷ đồng), OCB (5,5 tỷ đồng) và DBC (5,3 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều, mua ròng gần 1,4 tỷ đồng, tương đương 84.000 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng vào các cổ phiếu với giá trị dưới 500 triệu đồng, cao nhất ở IDC với giá trị gom ròng 494 triệu đồng. Kế tiếp là CLH (341 triệu đồng), SD5 (330 triệu đồng), NDN (291 triệu đồng), HAD (267 triệu đồng), MBS (264 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng chủ yếu ở cổ phiếu NVB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân với giá trị hơn 1,6 tỷ đồng, theo sau là PVI với giá trị bán ròng gần 140 triệu đồng. Sau đó bên bán trải dài ở mức dưới 100 triệu đồng ở các cổ phiếu như KMT (83 triệu đồng), ART (25 triệu đồng), HUT (25 triệu đồng), CEO (25 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại cũng tiếp tục xu hướng bán ròng với quy mô hơn 44,6 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào 2 cổ phiếu là QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi với giá trị hơn 7,3 tỷ đồng và VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel với giá trị hơn 3,2 tỷ đồng. MCH đứng ở vị trí thứ 3 với giá trị mua ròng hơn 506 triệu đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 300 triệu như FOC (225 triệu đồng), CSI (189 triệu đồng), HPP (152 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị gần 21,7 tỷ đồng. Nối tiếp là VEA (18,2 tỷ đồng) và ACV (8,7 tỷ đồng). Sau đó top10 mã xả ròng nhiều nhất trong phiên là những mã quy mô dưới 3 tỷ đồng như QTP (2,3 tỷ đồng), SIP (2,1 tỷ đồng), LTG (2 tỷ đồng), IFS (1,1 tỷ đồng), …

Linh Chi

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.