|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo mô hình khu tổng hợp

02:00 | 12/12/2020
Chia sẻ
Ngày 11/12, tại tỉnh Tây Ninh, Hội đồng Lí luận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội thảo "Khu kinh tế Mộc Bài – Lựa chọn mô hình và định hướng phát triển", với sự tham dự của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lí luận Trung ương; và ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.

Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, Tiến Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng, phân tích, làm rõ tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, từ đó đề xuất mô hình mới cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trong tương lai.

Theo đó, các đại biểu, chuyên gia cho rằng, cần định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo mô hình khu tổng hợp, có nhiều chức năng như: khu công nghiệp phải sinh thái, đô thị phải thông minh, dịch vụ phải hiện đại, đồng thời tuân thủ nguyên tắc của thị trường và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế.

Tiến Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng chính phủ phân tích, với vị trí của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài cần phải đưa vào trong tổng thể qui hoạch phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Khu vực này nếu hướng ra biển thì có cụm cảng số 5, hướng về xuyên Á lục địa thì có Mộc Bài. Đây là cửa ngõ động lực để phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Từ vị trí quan trọng trên, Tiến Trần Du lịch đề xuất, cần phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thành khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 

Trong đó, lấy công nghiệp làm nền tảng, sau đó mới gắn với phát triển đô thị, dịch vụ. "Đặc biệt, khi thu hút nhà đầu tư làm công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại Mộc Bài phải thu hút được các nhà đầu tư lớn để định hướng phát triển", Tiến Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Ông Phạm Phú Trường, thành viên nhóm Hỗ trợ xúc tiến nhanh cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam (VBI Fast Track) cho rằng, cần định vị Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài mang tầm quốc gia để nắm bắt cơ hội thu hút đầu tư, nhất là trong bối cảnh dòng dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài sang khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam.

Theo ông Phạm Phú Trường, có 6 điểm cần lưu ý trong việc đề ra chính sách để thu hút đầu tư là chi phí thấp, trong đó giá cho thuê đất cần quan tâm; hạ tầng kết nối với thị trường quốc tế; lao động chất lượng cao; năng suất lao động, và môi trường đầu tư cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Bên cạnh đó, phải có năng lượng sạch để cung ứng cho nhà đầu tư và hạ tầng về kinh tế xã hội phải là nơi đáng sống để các chuyên gia, nhà đầu tư đến sinh sống lâu dài.

Giáo sư, Tiến Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng luận Trung ương cũng đồng thuận với các tham luận tại hội thảo về việc xác định mô hình và định hướng phát triển cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài hiện nay.

Theo Giáo sư, Tiến Nguyễn Quang Thuấn, để phát triển trong tương lai, nếu Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài chỉ dừng lại ở những ưu đãi về thuế quan… thì chưa thể khai thác được những tìm năng sẵn có.

Thời gian tới, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài cần được quy hoạch lại một cách tổng thể, đồng bộ, kết nối, phát huy được thế mạnh, tiềm năng. Các phân khu chức năng cũng phải được kết hợp hài hòa, thu hút tốt nhất nguồn đầu tư và nguồn lao động chất lượng cao về đây sinh sống.

Về phía địa phương phải có cơ chế phù hợp để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, cũng như tạo ra một môi trường sống tốt hơn như xây dựng đô thị thông minh, con người sống an toàn.

Phó Chủ tịch Hội đồng luận Trung ương cho biết, Ban Tổ chức hội thảo sẽ ghi nhận, tiếp thu tất cả những ý kiến đóng góp để xây dựng báo cáo, kiến nghị đến Thường trực Ban Bí thư, Ban Cán sự Đảng Chính phủ về định hướng phát triển của Khu kinh tế Mộc Bài.

Trước đó, tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Mạnh Hùng đã có đánh giá về thực trạng phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài từ khi được thành lập từ năm 1998 đến nay.

Qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã thu hút được 58 dự án đầu tư, 18 dự FDI và 40 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng đạt 455,88 triệu USD và 8.587,4 tỉ đồng.

Hiện có 21 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm 15% trên tổng diện tích đất đăng đầu tư; giải quyết việc làm cho 17.500 lao động địa phương. 

Kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu đạt 878 triệu USD; số lượt phương tiện qua lại đạt 417.611 lượt. Bình quân mỗi năm có trên 2 triệu lượt người qua lại cửa khẩu.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của khu; đóng góp của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài vào nền kinh tế của tỉnh chưa đáng kể so với qui mô được duyệt.

Cụ thể, chỉ có 15% trên tổng diện tích đất đăng đầu tư được đưa vào sử dụng, khai thác, chủ yếu là các dự án sản xuất và dịch vụ, thương mại. Các dự án có diện tích đất lớn, sử dụng nhiều đất không triển khai được, do đền bù không liền thửa gây lãng phí tài nguyên, khó khăn cho quản lí Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Các dự án siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đường biên chỉ khởi sắc vào những năm đầu khi áp dụng chính sách bán hàng miễn thuế cho khách nội địa tham quan, du lịch. 

Khi chính sách thay đổi, hoạt động thương mại ngày càng bị thu hẹp dần. Qui hoạch chung của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đến nay đã không còn phù hợp nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời.

Đức Hoảnh