|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Từ 2021, nông sản, thực phẩm nội địa phải đạt chuẩn ngang xuất khẩu

20:48 | 11/12/2020
Chia sẻ
Đây là một trong những mục tiêu trong được Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đề ra thời gian tới đối với công tác đảm báo an toàn thực phẩm.

Chiều 11/12, cuộc họp về công tác an toàn thực phẩm năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm (ATTP), báo Chính phủ đưa tin.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng công tác bảo đảm ATTP đã bước sang giai đoạn mới khi những năm vừa qua Việt nam đã phát triển mạnh mẽ các mô hình, phương thức sản xuất, nuôi trồng nông sản, thực phẩm sạch theo VietGAP, nông sản hữu cơ, an toàn theo chuỗi,… 

Các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến, sản xuất nông sản, thực phẩm ở qui mô công nghiệp theo các qui trình được qui chuẩn hóa, tiêu chuẩn hóa. Nhiều loại nông sản, thực phẩm tiêu thụ trong nước có chất lượng, độ an toàn như hàng xuất khẩu.

Theo đó Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có các chỉ đạo, cơ chế chính sách nhằm hướng tới mục tiêu từ năm 2021, tất các loại nông sản, thực phẩm tiêu thụ trong nước đạt tiêu chuẩn ngang với thực phẩm xuất khẩu, không có sự phân biệt.

Trong 5 năm tới, về cơ bản các loại nông sản, thực phẩm lưu hành trên thị trường, tiêu thụ qua các kênh phân phối chính thức phải truy xuất được nguồn gốc.

Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với các bộ ngành tăng cường hỗ trợ để các nông sản, thực phẩm có uy tín của Việt Nam có chỉ dẫn địa lí rõ ràng cho thị trường quốc tế và trong nước.

Từ 2021, nông sản, thực phẩm nội địa phải đạt chuẩn ngang xuất khẩu - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. (Ảnh: VGP)

Trong năm 2021, Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế quản lí ATTP, đánh giá, tổng kết, nhất là mô hình ban quản lí ATTP. Nghiên cứu đề xuất xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP thống nhất, tinh gọn, hiệu quả để đáp ứng cơ chế quản tăng cường hậu kiểm.

Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất thực phẩm an toàn tập trung vào các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với công nghệ cao ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh hưởng tới áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn như thực phẩm xuất khẩu đối với người tiêu dùng trong nước, trước hết là tại các đô thị lớn.

Đồng thời các lực lượng công an, quản thị trường tiếp tục kiểm tra giám sát ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu nhất là tại các địa bàn tuyến trọng điểm. Tăng cường kết nối chia sẻ thông tin về ATTP từ Trung ương đến địa phương, tạo công cụ nâng cao hiệu quả quản nhà nước và phục vụ cộng đồng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm...

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu, phương thức mua sắm của người dân vào dịp lễ tết cuối năm có những thay đổi nên các bộ ngành thành viên Ban Chỉ đạo cần sớm vào cuộc, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, bảo đảm chất lượng, an toàn các mặt hàng thực phẩm, đồ uống…

Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống thông tin báo cáo về ATTP, đối với 6 nhóm ngành hàng thuộc phạm vi quản , đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương đưa vào vận hành toàn bộ hệ thống sớm nhất có thể.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.