|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sản lượng tiêu thụ giảm một nửa, Phân bón Bình Điền (BFC) ước lãi quý II giảm 25%

11:13 | 06/07/2022
Chia sẻ
Dù lợi nhuận quý II đi lùi so với cùng kỳ song luỹ kế 6 tháng đầu năm, Phân bón Bình Điền đã đạt 91% mục tiêu lợi nhuận năm.

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Mã: BFC) mới công bố kết quả kinh doanh ước tính trong quý II/2022. Trong đó, tổng doanh thu của công ty đạt 1.833 tỷ đồng, giảm 22,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế ước đạt 75 tỷ đồng, giảm 25,3% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng sản xuất đạt 129.506 tấn, sản lượng tiêu thụ là 108.462 tấn, lần lượt bằng 57,2% và 46,9% so với cùng kỳ 2021.

Lũy kế doanh thu 6 tháng của BFC ước đạt 4.464,8 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ và đạt 69,5% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất lũy kế 6 tháng của công ty ước đạt 181,9 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ nhưng đạt 91% kế hoạch năm.

 Doanh thu và lợi nhuận quý II của BFC. (Nguồn: Phân bón Bình Điền).

Trong 5 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu phân bón đã tăng gấp đôi cùng kỳ, lên mức bình quân 658 USD/tấn. Giá phân bón bắt đầu tăng từ cuối năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chi phí logistics và nguyên liệu đầu vào leo cao.

Thêm vào đó, kể từ khi xung đột Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 2 năm nay, giá các mặt hàng phân bón tăng chóng mặt, ở mức cao nhất trong 50 năm trở lại đây.  

Về kế hoạch kinh doanh trong quý III, BFC dự kiến sản lượng sản xuất đạt 153.000 tấn, tiêu thụ đạt 151.000 tấn. Tổng doanh thu dự kiến của công ty khoảng 2.635 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 56 tỷ đồng, tăng 45,4% và 24,4% so với quý III/2021.

Năm 2022, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 6.428 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 18,4% và 46,1% so với thực hiện 2021.

Kết phiên dao dịch ngày 5/7, cố phiếu BFC được chốt ở mức giá 22.800 đồng/cp. 

Duy Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.