|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 2] Phát triển năng lượng của Nhật Bản đang đi ngược với các nước Châu Âu trong việc sử dụng than đá

19:30 | 27/11/2018
Chia sẻ
Đứng cùng với các động thái và chính sách phát triển của các cường quốc trên thế giới, chính sách năng lượng của Nhật Bản ngày càng khiến đất nước này trở nên lạc hậu.
 
phan 2 phat trien nang luong cua nhat ban dang di nguoc voi cac nuoc chau au trong viec su dung than da [Phần 1] Tại sao Nhật Bản khó từ bỏ than đá?

Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào nhà máy nhiệt điện từ Việt Nam đến Indonesia

Bài viết trên Asian Nikkei ghi nhận, các chính sách về nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản không chỉ là vấn đề trong nước. Thông qua các ngân hàng và các tổ chức phát triển quốc tế, Nhật Bản đang ồ ạt tài trợ đầu tư vào nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam cho đến Indonesia.

Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản ba năm qua đã công bố các kế hoạch tài trợ lên tới 5,2 tỷ USD cho 6 dự án liên quan đến năng lượng từ than đá.

Các nhà hoạt động môi trường lo ngại khí thải CO2 phát sinh từ các nhà máy than này tại Châu Á có thể xóa sạch mọi nỗ lực cắt giảm khí CO2 từ các quốc gia khác, gây nguy hiểm cho tiến trình đạt được các mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc.

Theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế, Châu Á chiếm 2/3 trong mức gia tăng 1,4% lượng khí CO2 toàn cầu vào năm 2017, do các nhu cầu nhiên liệu rắn tăng cao.

Trong Nghị định thư Kyoto, Nhật Bản cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính 6% trong năm 2008 đến 2012, nhưng con số này lại bắt đầu tăng từ năm 2011. Một phần bị ảnh hưởng bởi thảm họa Fukushima, khi mà ba lò phản ứng hạt nhân bị tan chảy sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn sóng thần.

Việc ngừng các lò phản ứng hạt nhân càng khiến Nhật Bản phụ thuộc vào các nhiên liệu rắn, kết quả là tổng năng lượng từ nhiên liệu rắn của Nhật Bản tăng lên 84% vào năm 2016 so với mức 65% vào năm 2010. Lượng khí thải nhà kính tăng khoảng 7% từ năm 2010 đến 2012, theo số liệu từ Bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp.

phan 2 phat trien nang luong cua nhat ban dang di nguoc voi cac nuoc chau au trong viec su dung than da

Người dân biểu tình đến Tòa án quận Osaka vào ngày 19/11 về các chính sách liên quan đến nhà máy nhiệt điện.

Tỷ lệ năng lượng từ than đá của Nhật bản dự báo tăng đến 46%

Các quan chức chính phủ Nhật Bản lý giải cho sự phụ thuộc vào than đá bằng cách nhấn mạnh vấn đề về chi phí, an ninh và những quan tâm về việc sử dụng năng lượng hỗn hợp. Nhà máy nhiệt điện than đá là “cần thiết” vì “đây là nguồn tài nguyên rẻ và mang tính kinh tế về mặt quy mô”, Shogo Tanaka, Giám đốc Chiến lược năng lượng tại METI, chia sẻ với Nikkei Asian Review.

Ông Tanaka cho biết, có thể tăng cường sử dụng nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để góp phần giảm lượng khí độc hại. Nhưng giải pháp này không được ưa chuộng vì giá LNG có thể tăng mạnh do nhu cầu cao từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Năm 2015, Nhật Bản đặt mục tiêu cắt giảm sử dụng than đá để sản xuất điện xuống mức 32% vào năm 2016 và 26% vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió phải sản xuất được 22 - 24% lượng điện của quốc gia, so với 15% vào năm 2016.

Nhưng thậm chí mục tiêu năng lượng xanh này phụ thuộc vào việc khởi động lại hầu hết 18 nhà máy năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản, hiện tại vẫn đang dừng hoạt động do ảnh hưởng từ thảm họa Fukushima.

Các chuyên gia đặt câu hỏi về tính thực tế của chương trình khởi động này, nhất là khi đặt lên bàn cân về mặt kỹ thuật, chi phí và các rào cản về vấn đề an toàn.

Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì môi trường Greenpeace tại Nhật Bản cho rằng kế hoạch của METI là thiếu tham vọng và thiếu đi nhận thức về mức độ cấp bách do tỷ lệ sản xuất năng lượng bằng than đá vẫn đang rất cao, trong khi tỷ lệ sản xuất bằng năng lượng hạt nhân thì hoàn toàn không thực tế”.

Greenpeace cũng lưu ý rằng mục tiêu về năng lượng tái tạo của Nhật Bản là thấp hơn so với các quốc gia Châu Âu. Mỗi thành viên trong liên minh Châu Âu (EU) đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo sẽ vượt 50% vào năm 2030. T

EU gần đây công bố về mục tiêu gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo là 32% vào năm 2030 so với mục tiêu trước đó là 27%.

Nhật Bản sẽ cần khoảng 30 lò phản ứng hạt nhân hoạt động vào năm 2030 để đạt được mục tiêu 22% sản xuất năng lượng từ hạt nhân, nhưng hiện tại chỉ có 9 lò phản ứng đang hoạt động. Nếu năng lượng hạt nhân không đạt mục tiêu trên thì liệu năng lượng tái tạo có thể bù đắp cho sự thiếu hụt này, Tanaka nhìn nhận.

Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ than đá trong năng lượng hỗn hợp tại Nhật Bản sẽ thực sự gia tăng vào thập kỷ tới.

Theo một nghiên cứu chưa được công bố của một nhóm nghiên cứu quốc tế và được xem xét bởi Nikkei Asian Review, thì tỷ lệ than đá tại Nhật Bản sẽ gia tăng đến 46% vào năm 2030 nếu thị trường thuần túy chiếm ưu thế. Nếu năng lượng hạt nhân chỉ chiếm một nửa công suất kế hoạch thì tỷ lệ năng lượng từ than đá sẽ cao hơn, đạt 56%.

Nhật Bản đang đi ngược với các quốc gia Châu Âu trong việc sử dụng than đá

Nhật Bản khác biệt so với các quốc gia phát triển khác khi vẫn đang lên kế hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện than đá.

Theo cam kết quốc tế tại Hiệp Định Paris năm 2015, các nước tham gia sẽ cam kết gữ mức nhiệt độ gia tăng toàn cầu ở mức dưới 2 độ C từ mức tiền công nghiệp hóa. Việc cấm sử dụng than đá đã trở thành tiêu chuẩn tại nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết sẽ loại bỏ nhà máy nhiệt điện than đá vào năm 2021, nước Anh cam kết năm 2025.

Trong khi đó, Đức cũng một quốc gia sản xuất than đá và than đá đóng góp 40% năng lượng của quốc gia này, vượt qua năng lượng hạt nhân do những giới hạn về loại năng lượng này sau thảm họa Fukushima của Nhật Bản. Đức vẫn đang cố gắng gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo để đạt được 65% của năng lượng hỗn hợp vào năm 2030.

phan 2 phat trien nang luong cua nhat ban dang di nguoc voi cac nuoc chau au trong viec su dung than da

Kobe Steel đang mở rộng nhà máy nhiệt điện than đá tại Kobe, dự kiến sẽ gia tăng gấp đôi lượng khí thải nhà máy.

Đứng cùng với các động thái từ các cường quốc trên, chính sách của Nhật Bản ngày càng khiến đất nước này trở nên lạc hậu.

Tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tổ chức tại Bonn, Đức vào năm ngoái, Nhật Bản là một trong những nước nhận giải thưởng Fossil of the Day do được đánh giá là một quốc gia đã có nhiều hoạt động gây cản trợ những nỗ lực của tổ chức Climate Action Network, một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ hoạt động về môi trường.

Những làn sóng phản đối cũng trong nước cũng tăng cao, trong đó Bộ trưởng bộ ngoại giao Taro Kono đã phát biểu rằng chính sách năng lượng của Nhật Bản thực sự “tồi tệ” vào tháng 1 vừa rồi.

“Từ lâu, Nhật Bản đã phớt lờ các xu hướng toàn cầu, chẳng hạn như việc gia tăng đột biến giá năng lượng tái tạo và cũng như làm ngơ trước sự thay đổi không thể tránh khỏi trong việc áp dụng các công nghệ giảm carbon trên bề mặt khí quyển để giảm các biến đổi khí hậu” Bộ trưởng cho biết.

Đón đọc [Phần 3] Rào cản trong phát triển năng lượng sạch tại đất nước mặt trời mọc.

Xem thêm

Cẩm Tiên

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân: Hạ lãi suất cần cân nhắc đến tỷ giá, tác động từ Fed sẽ có độ trễ
Theo chuyên gia, động thái nới lỏng gần đây của NHNN sẽ giúp hạ lãi suất huy động, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới tỷ giá, nhất là trong bối cảnh Fed hạ lãi suất mới chỉ mang tác động về mặt tâm lý.