'Phá sản TCTD là một hình thức răn đe, nâng cao trách nhiệm sử dụng tiền huy động'
Kinh nghiệm của Ấn Độ trong xử lý nợ xấu từ Bộ luật về mất thanh toán và phá sản |
Ngày 23/10 tới đây, kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Phá sản là một hình thức răn đe TCTD. (Ảnh minh họa). |
Phá sản là một trong 5 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bên cạnh 4 phương án khác gồm: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc. |
Liên quan đến vấn đề phá sản TCTD, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về phương án phá sản các TCTD trên cơ sở đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ khi triển khai phương án này trong thực tiễn.
TCTD là 1 doanh nghiệp đặc thù (tổ chức trung gian tài chính chủ yếu huy động tiền gửi từ người gửi tiền để cấp tín dụng), việc phá sản TCTD có thể dẫn đến đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc cơ cấu lại TCTD bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để các TCTD nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động, từ đó nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng lựa chọn TCTD có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt.
Do đó, dự thảo Luật quy định việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công và TCTD lâm vào tình trạng phá sản (không thanh toán được các nghĩa vụ nợ đến hạn), thuộc các trường hợp gồm TCTD được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thực hiện không thành công phương án phục hồi;
TCTD không hoàn thành việc xây dựng phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
TCTD không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc Chính phủ không phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc.
Cũng theo dự thảo Luật sửa đổi, Quyết định phá sản có thể tác động đến an toàn hoạt động của hệ thống TCTD thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Sẽ siết quy định sở hữu chéo, lợi ích liên quan người điều hành, chậm niêm yết của các TCTD
Việc này nhằm để tránh tình trạng lạm dụng, chi phối hoạt động cấp tín dụng tại nhiều TCTD để phục vụ lợi ích cho ... |
Bỏ quy định miễn trách nhiệm và sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình tái cơ cấu TCTD
Tiếp thu những ý kiến đóng góp về dự thảo Luật các TCTD, Ủy ban thường vụ quốc hội đã thực hiện điều chỉnh bỏ những ... |