|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

OCB triển khai việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu

20:00 | 30/09/2022
Chia sẻ
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố việc triển khai tăng vốn điều lệ lên hơn 17.808 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng 30% cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (Ảnh: OCB).

Theo thông tin công bố ngày 30/9/2022, Hội đồng Quản trị OCB đã thông qua triển khai tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng 30% cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, vốn điều lệ của OCB tăng thêm hơn 4.109 tỷ đồng, từ hơn 13.698 tỷ đồng lên hơn 17.808 tỷ đồng sau khi có chấp thuận của cơ quan chức năng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 23/4/2022, trong phương án trình đến cổ đông, OCB cho biết sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua các hình thức: (i) phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (50.000.000.000 đồng), phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Ngân hàng Aozora (8.823.410.000 đồng) và (ii) phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 30%.

Hiện nay, OCB đã công bố nghị quyết không tiếp tục thực hiện việc phát hành ESOP và phát hành riêng lẻ này trong tháng 9 mà sẽ được thực hiện vào thời điểm khác phù hợp với quy định. Thay vào đó, OCB sẽ triển khai việc phát hành cổ phiếu thưởng 30% cho cổ đông hiện hữu.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm, OCB ghi nhận kết quả khả quan với nhiều mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt trong lĩnh vực số hóa. Cụ thể, nhà băng này kết hợp với đối tác BĐS giới thiệu nền tảng Unlock Dream Home (Mở khoá ngôi nhà mơ ước) và nhận được sự quan tâm lớn trên thị trường vay mua nhà.

Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, đã có gần 200.000 lượt truy cập vào website Unlock Dream Home, hơn 5.000 người đăng ký được tư vấn và hơn 26.000 bất động sản đa dạng ở nhiều tỉnh thành cùng hàng trăm khách hàng đã được tiếp cận khoản vay và chọn được ngôi nhà như ý.

Các sản phẩm số khác cũng được OCB liên tục mở rộng thêm nhiều tính năng. Cụ thể, tại ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI đã tích hợp hơn 150 sản phẩm dịch vụ và tiện ích tài chính trên app, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng.

Sản phẩm được mở rộng nhiều tính năng “độc đáo” như chuyển khoản theo lô dành cho khách hàng cá nhân, cài đặt hạn mức giao dịch theo nhu cầu lên tới 5 tỷ đồng/ngày, có thể lên đến 20 tỷ/ngày với tài khoản thụ hưởng tin cậy, mở thẻ tín dụng IGEN hoàn toàn online,... Khách hàng còn có thể trải nghiệm giải trí nhận quà với đa dạng các hình thức game tương tác trực tiếp trên ứng dụng.

Bên cạnh các dịch vụ thông dụng như chuyển tiền, gửi tiết kiệm,… OCB OMNI có tính năng đầu tư giúp khách hàng có thể mua chứng chỉ quỹ, chuyển tiền chứng khoán, trái phiếu,… từ đó có thể sinh lời cho tài sản của mình.

Đặc biệt mới đây, OCB cũng là nhà băng dẫn đầu xu hướng khi triển khai thành công tính năng thanh toán Facepay (không cần sử dụng các công cụ như: thẻ, điện thoại…) tại gần 170 cửa hàng tiện lợi GS25 và sẽ tiếp tục mở rộng ở hệ thống cửa hàng bán lẻ khác vì phương thức này rất phù hợp nhất đối với giao dịch thanh toán nhỏ lẻ, hàng ngày, đem lại sự tiện dụng cho khách hàng.

Nhờ việc liên tục cập nhật phát triển ứng dụng mà chỉ trong 6 tháng đầu năm OCB OMNI ghi nhận số lượng người dùng tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, số lượng giao dịch tăng 81% so với cùng kỳ; Tỷ lệ Casa thông qua kênh cũng tăng 46% so với cùng kỳ.

Ngân hàng cũng có nhiều gói giải pháp cho các nhóm khách hàng doanh nghiệp như giải pháp thanh toán số OCB ProPay từ cơ bản đến chuyên biệt, theo nhu cầu của từng đơn vị, giúp các công ty tự động hóa việc quản lý khoản thu - chi trong doanh nghiệp, giảm thiểu rất nhiều sai sót và có thể tận dụng thời gian xử lý sai sót để tối ưu các hoạt động khác. Tính đến 30/6/2022, tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm này tăng gần 140% so với thời điểm cuối năm 2021.

OCB cũng là một trong số những ngân hàng triển khai trước hạn việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II về an toàn vốn. Việc tuân thủ đầy đủ ba trụ cột Basel II giúp OCB xác định, đo lường, đánh giá các rủi ro trọng yếu một cách hiệu quả, từ đó xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu và quy trình phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng. Hiện OCB đang tập trung triển khai những tiêu chuẩn quốc tế cao hơn như Basel III, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.

Với việc tăng vốn điều lệ lên hơn 17.808 tỷ đồng, sau khi được các cơ quan chức năng chấp thuận, OCB mong muốn hoạt động này sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, tăng trưởng quy mô và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian sắp tới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Thu

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.