|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nova Consumer công bố giá IPO: Lợi nhuận tiềm năng lên đến 30%

18:37 | 05/03/2022
Chia sẻ
Ngày 4/3/2022, Nova Consumer đã công bố mức giá cổ phần IPO thông qua phương thức dựng sổ là 44.000 đồng/cổ phần, cao hơn so với mức giá khởi điểm.

Nhà đầu tư thông qua đợt IPO có thể đạt mức lợi nhuận tiềm năng dao động từ 22% đến 30% - theo đánh giá của các báo cáo phân tích độc lập.

Ngày thanh toán cuối cùng là 11/3 và ngay sau khi hoàn tất đợt chào bán, công ty sẽ hoàn thiện các thủ tục theo quy định để nhanh chóng đưa cổ phiếu lên niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, đồng thời, triển khai giao dịch M&A theo như mục đích sử dụng vốn đã công bố.

Tiềm năng sau IPO

Tính đến trước ngày 22/2, ngày tổ chức hội thảo giới thiệu cổ phiếu Nova Consumer – Tiềm năng và cơ hội đầu tư đầu tư, công ty đã nhận được đề xuất đầu tư của Nhà đầu tư nước ngoài với giá trị cao hơn 2 lần số lượng dự kiến chào bán, cùng nhiều sự quan tâm của các Nhà đầu tư khác.

Sau hội thảo, tỷ lệ quan tâm đã tăng vượt trội so với số lượng chào bán. Công ty quyết định thông qua mức giá chào bán dựa trên nguyên tắc phân phối đã công bố trước đó. 

Với đánh giá của công ty, mức giá được thông qua sát với giá khởi điểm sẽ gia tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu, chia sẻ tiềm năng với Nhà đầu tư, đồng thời tri ân các nhà đầu tư đã tham gia đồng hành cùng công ty ở giai đoạn đầu tiên của việc triển khai chiến lược phát triển ngành hàng tiêu dùng.

Cùng với các đề xuất đầu tư từ các quỹ lớn, tỷ lệ quan tâm tới cổ phiếu của Nova Consumer vượt xa khối lượng chào bán. Với những kế hoạch kinh doanh chiến lược, tăng trưởng lợi nhuận và vốn hoá ấn tượng đã được trình bày tới nhà đầu tư, giá cổ phiếu sau khi niêm yết được kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực.

Nova Consumer và mục tiêu vốn hoá tỷ USD

Nova Consumer đặt mục tiêu đạt mức doanh thu trên 1 tỷ USD sau 5 năm gia nhập thị trường hàng tiêu dùng, tương ứng mức tăng trưởng bình quân trên 50% mỗi năm. 

Bên cạnh việc mở rộng hệ thống phân phối, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và M&A để có thể nhanh chóng có danh mục sản phẩm đa dạng, tập trung vào ba nhóm ngành chính: Thực phẩm, đồ uống và dinh dưỡng. Trong đó các sản phẩm đồ uống năng động, hiện đại sẽ là trọng tâm.

Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc từ các trang trại tại khu vực phía Nam và Tây Nguyên. 

Cụ thể, trà và cà phê trồng ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là trang trại Cầu Đất, sẽ được Nova Consumer sản xuất thành các sản phẩm nước uống đóng chai, hoà tan hay các sản phẩm tiêu dùng khác. 

Nguồn sữa từ trang trại tại Bình Dương sẽ được chế biến thành các sản phẩm sữa trái cây đóng chai hiện đại hướng đến người tiêu dùng trẻ, thanh thiếu niên. 

Các sản phẩm chăn nuôi gồm heo, gà sẽ được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng, từ thịt tươi đến các loại thực phẩm chế biến.

Từ năm 2025, công ty sẽ phát triển mạnh các nền tảng phân phối O2O (Online to Offline), giúp kết nối tốt hơn giữa các nhà phân phối, cửa hàng với Nova Consumer, từ đó tạo ra liên kết trực tiếp với 250.000 điểm bán hàng và gián tiếp lên đến trên 400.000 điểm bán hàng.

"Nova Consumer có nền tảng vững chắc để thâm nhập mảng tiêu dùng, khi công ty đang là đơn vị duy nhất đủ các mảnh ghép trong chuỗi giá trị, có cả thuốc thú y, vắc xin, thức ăn chăn nuôi,… 

Song song đó, Nova Consumer cũng thuộc hệ sinh thái NovaGroup, được sở hữu lợi thế là các điểm chạm vật lý như 75.000 sản phẩm bất động sản, 2.000 cửa hàng tiện lợi. 

Sắp tới, tập đoàn cũng sẽ ra mắt thêm các siêu thị với tổng số lượng kênh là 450 cửa hàng Nova Market", đại diện Nova Consumer chia sẻ.

Với những kinh nghiệm và thành tựu từ 30 năm phát triển nông nghiệp cùng hệ sinh thái NovaGroup, đây là nền tảng để Nova Consumer đặt ra những mục tiêu lớn cũng như tăng lợi nhuận cho các nhà đầu tư đồng hành cùng công ty.

Nova Consumer công bố giá IPO: Lợi nhuận tiềm năng lên đến 30%  - Ảnh 1.

(Nguồn: Nova Consumer).

 

Bích Thu

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.