Nông dân Mỹ xin phá sản tăng gấp hai lần so với cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
Nông dân Mỹ 'chạy không hết nắng' khi tin xấu bủa vây tứ phương |
Giá cả hàng hóa giảm, các mức thuế trả đũa của Trung Quốc và cạnh tranh nông nghiệp ngày càng tăng từ các nhà sản xuất Nga và Brazil là một số lý do khiến nhiều nông dân ở miền Trung Tây của Mỹ tuyên bố phá sản, Tạp chí Phố Wall đưa tin hôm thứ Tư.
Giá nông sản đã tiếp tục sụt giảm "do thị trường bị mất bởi cuộc chiến tranh thương mại của chính quyền", người phát ngôn của Hiệp hội Nông dân Quốc gia (NFU), cho biết thêm rằng "giá có thể sẽ tiếp tục giảm trong nhiều năm tới vì chúng tôi đã đánh mất danh tiếng là một đối tác thương mại đáng tin cậy".
NFU là tổ chức nông nghiệp lớn thứ hai ở Mỹ sau Cục Nông nghiệp, đại diện cho 33 tiểu bang và hơn 200.000 trang trại gia đình ở thủ đô Washington.
"Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là phần lớn nông dân Mỹ đang có thu nhập âm, nghĩa là họ đang mất tiền để duy trì sản xuất. Vì vậy, do không có đủ chi phí sản xuất họ sẽ gặp khó trong việc làm chủ nguồn tài chính và tái sản xuất trong những năm tới. Điều này đã đẩy nhiều nông dân, đặc biệt là nông dân trẻ, vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng và hiện chúng tôi đang chứng kiến một làn sóng phá sản ở miền Trung Tây", người phát ngôn của NFU cho biết.
Tỷ lệ những vụ phá sản của nông dân ở các bang như Arkansas, Iowa, Minnesota, Nebraska, Bắc Dakota và Nam Dakota đã tăng 96% trong năm 2018. Và tại các bang Kansas, Colorado và Oklahoma, các vụ phá sản đã tăng 59% trong năm ngoái. Nông dân từ các tiểu bang này chiếm gần 50% tổng thu nhập nông nghiệp của Mỹ trong năm 2018.
Đậu tương thường được luân canh bằng cây ngô ở các bang Nebraska, Iowa và Illinois. Ông Kirk Duensing - một nông dân trồng ngô và đậu tương ở Nebraska, cho biết: "Tôi đã trải qua nhiều đợt giảm giá suốt 40 năm qua. Nhưng lần này thực sự khiến tôi nhức nhối".
Giá đậu tương đã giảm gần 19% kể từ ngày 20/1 năm 2017, ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, theo giá niêm yết bằng USD trên trang TradingView.
Lãi suất cao hơn mà Cục Dự trữ Liên bang (FED) theo đuổi cũng khiến cho người nông dân phải vay vốn đắt hơn trước mùa vụ năm 2019. Washington và Bắc Kinh vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán để chính thức chấm dứt cuộc xung đột thương mại dai dẳng.
"Hiện tại, chúng tôi đang phải trả giá cho mức thuế quan áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu được sản xuất bởi một số đối tác thương mại tốt nhất của chúng tôi", Chủ tịch Văn phòng Nông nghiệp bang Illinois (IFB) Richard Guebert Jr.
Chủ tịch IFB nói thêm rằng thu nhập từ bán đậu nành, thịt lợn và các sản phẩm nông nghiệp khác chiếm 30% thu nhập cho các thành viên của IFB. Nhóm này đại diện cho khoảng 75% nông dân bang Illinois.
"IFB khuyến khích Tổng thống Trump bảo đảm một thỏa thuận thương mại công bằng với Trung Quốc và chúng tôi ủng hộ yêu cầu của ông ta về sự chấp thuận nhanh chóng của Quốc hội đối với Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Mexico-Canada mới", ông Guebert nói.
Xem thêm |