Số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012-2015 khoảng 500.000 tỷ đồng, chủ yếu các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý chiếm 55,4%, số còn lại là bán cho VAMC. Đến cuối năm 2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng.
Tới đây, nợ xấu sẽ được tính đúng, tính đủ, đồng thời, những ngân hàng có số lượng nợ xấu lớn mà không tích cực xử lý sẽ bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “tuýt còi”.
Sáng nay (24 10), Quốc hội đã nghe và thảo luận tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật đấu giá tài sản. Một số ý kiến đề nghị không quy định về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu của VAMC trong dự án Luật.
Theo các chuyên gia, chuyển hóa nợ xấu thành vốn góp nếu không thận trọng sẽ để lại nhiều hệ lụy. Xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Đề án Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung phân công Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo Đề án Nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu (dưới dạng dự thảo nghị quyết) với mốc thời gian thực hiện là trong năm 2017 để trình Quốc hội.
Các ngân hàng thương mại như đang ngồi trên đống lửa vì nắm trong tay quá nhiều vốn dư thừa, lên đến hơn 100.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) với lãi suất huy động cao, nhưng lại nghẽn đường ra.
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.