|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nỗ lực lấn sang mảng gọi xe và tài chính của các ứng dụng chat ở Đông Á

14:29 | 30/12/2018
Chia sẻ
Các ứng dụng chat ở Đông Á như WeChat, Linke và Kakao đang tận dụng lượng người dùng khổng lồ trong nước để mở rộng dịch vụ sang mảng gọi xe và cho vay.
no luc lan sang mang goi xe va tai chinh cua cac ung dung chat o dong a Ứng dụng gọi món Lala đột ngột biến mất khỏi thị trường?

Các công ty điều hành ứng dụng nhắn tin Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang tận dụng cơ sở người dùng nội địa khổng lồ để thử sức trong một số lĩnh vực như tài chính và công nghệ di động, phá vỡ sự kìm kẹp của các ông lớn mạng xã hội Mỹ, Nikkei đưa tin.

no luc lan sang mang goi xe va tai chinh cua cac ung dung chat o dong a
Ảnh minh họa

Kakao của Hàn Quốc đang nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ bao gồm vận chuyển và cho vay thông qua dịch vụ ví điện tử KakaoPay. “Năm 2019, vốn đầu tư của công ty đã tạo ra kết quả và tăng trưởng doanh số sẽ tăng tốc”, Bae Jae-hyun, phó chủ tịch điều hành phụ trách chiến lược quản lí, cho biết.

Người dân các nước Đông Nam Á và Nam Á bị thu hút bởi mạng xã hội và dành hai đến ba tiếng mỗi ngày cho chúng. Tuy nhiên, những nền tảng của Mỹ như Facebook, Instagram và WhatsApp đã thống trị tại các thị trường này và để lại rất ít cơ hội cho những người mới đến. Kakao cùng các nền tảng khác, Line của Nhật Bản và WeChat của Trung Quốc, có rất ít cơ hội, ngoại trừ việc mở rộng tại quê nhà.

Kakao vừa mua lại công ty đi chung xe Luxi tại Hàn Quốc và lên kế hoạch mở lại ứng dụng hiện đang tạm dừng dưới thương hiệu của riêng họ. Trước đó, Kakao đã vận hành một dịch vụ gọi taxi với hơn 17 triệu thành viên, tương đương 1/3 dân số đất nước.

Năm 2017, Kakao thành lập công ty cho vay trực tuyến KakaoBank. Công ty lên kế hoạch ra mắt dịch vụ tài chính vào năm 2019, nhằm sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng dựa trên thông tin như nơi người dùng sống và làm việc cũng như thói quen tiêu dùng và sự cho phép của họ từ các dịch vụ như gọi xe hay mua sắm trực tuyến. Kakao kì vọng hệ thống sẽ tiếp cận một lượng lớn khách hàng so với các ngân hàng hiện tại.

“Chúng tôi muốn sử dụng ứng dụng nhắn tin như một điểm bắt đầu để phát triển dịch vụ tài chính và thương mại điện tử trước khi vươn ra thị trường nước ngoài”, Bae tiết lộ. Tuy nhiên, xây dựng điểm bắt đầu là việc rất khó khăn và phức tạp. Thị trường bên ngoài Hàn Quốc chỉ cung cấp một lượng nhỏ doanh số nhóm của Kakao.

Năm 2015, Kakao đã mua lại ứng dụng có trụ sở tại Mỹ, hiện phổ biến tại Indonesia, nhằm tìm chỗ đứng ở thị trường nước này. Thậm chí họ còn sắp xếp một trong những người sáng lập Kakao chịu trách nhiệm cho hoạt động phổ biến ứng dụng tại Indonesia. Nhưng lượng người dùng không tăng thêm và dịch vụ cuối cùng phải tạm dừng.

Tencent cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự, ít nhất 90% trong hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tại Trung Quốc. Người dùng bên ngoài Trung Quốc đại lục, bao gồm Hồng Kông và Macao, chỉ đạt khoảng 70 triệu, theo giới truyền thông địa phương. Và chỉ 5% doanh số năm 2016 của Tencent đến từ thị trường nước ngoài.

Nhưng sự đa dạng trong các hoạt động trong nước, bao gồm video game, video streamng và thanh toán kĩ thuật số, đã biến Tencent thành một trong 5 công ty đứng đầu thế giới về giá trị thị trường. Tần suất người dùng kiểm tra ứng dụng cao như WeChat khiến nền tảng này thật sự phù hợp để trở thành trang mua sắm trực tuyến, là bệ phóng để bắt đầu dịch vụ web. Ngoài ra, Tencent còn đầu tư nghiên cứu một số lĩnh vực cơ bản như trí tuệ nhân tạo và robot.

Tuy nhiên, việc chính phủ chậm thông qua video, mảng "béo bở" nhất của công ty, đã làm 40% giá trị vốn hóa thị trường bốc hơi. Mặc dù quá trình cấp phép dự kiến sẽ sớm bắt đầu, khó khăn của Tencent đã minh chứng rõ ràng cho sự nguy hiểm của doanh nghiệp khi phụ thuộc quá nặng nề vào thị trường nội địa do nhà nước kiểm soát.

Trong khi đó, Line – với công ty điều hành là công ty con của công ty mạng có trụ sở tại Hàn Quốc, Naver – đã có những bước tiến đáng kể bên ngoài Nhật Bản, tại Thái Lan, Đài Loan và Indonesia, bỏ xa các đối thủ ở Mỹ.

Line hi vọng trở thành một “cổng thông minh nơi tất cả loại dịch vụ hội tụ”, theo CEO Takeshi Idezawa. Thay vì theo đuổi tăng trưởng người dung trong ứng dụng nhắn tin, công ty hiện đang tuyển thêm nhân lực để mở rộng dịch vụ, cho phép sử dụng Line như một cổng kết nối – chẳng hạn như trong lĩnh vực ngân hàng, Line hi vọng đặt chân vào năm 2020.

Tương tự Kakao, Line sẽ sử dụng dữ liệu người dùng để xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng. Họ muốn ra mắt dịch vụ tài chính trong nửa đầu năm 2019.

Alibaba Group Holding đã có khởi đầu thuận lợi trong ngành dịch vụ tài chính mà tại đó, chấm điểm mọi người dựa trên dữ liệu người dùng từ các dịch vụ trực tuyến và tương tự. Điểm sẽ được sử dụng trong mọi lĩnh vực, chẳng hạn như quyết định có nên thuê ứng viên hay sắp xếp cuộc phỏng vấn hôn nhân chính thức.

Mặc dù các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đang dẫn đầu châu Á trong lĩnh vực sản xuất như đồ điện tử và xe hơi, sự hiện diện của các công ty này trong lĩnh vực mạng, với Line và Kakao theo dõi Tencent và vay mượn phương pháp của Alibaba.

Kakao cũng phải cạnh tranh tại quê nhà với Naver. Mặc dù lĩnh vực kinh doanh của hai công ty hầu như không trực tiếp chồng chéo nhau, việc hai ứng dụng tranh giành lượng thời trực tuyến của những người trẻ nhiều có khả năng thu hút sự chú ngày càng tăng. Naver hiện đang mở rộng phạm vi hoạt động thông qua đầu tư vào các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo cũng như thị trường truyện tranh trực tuyến hàng đầu trong nước.

Giá trị vốn hóa thị trường của Naver đã tăng gấp đôi Kakao với khoảng 20 nghìn tỉ won (17,8 tỉ USD) cũng như vượt xa về doanh thu và lợi nhuận hoạt động. Tuy nhiên, Kakao đang cho thấy động lực rất mạnh, với thu nhập tăng gấp đôi trong hai năm tính từ tháng 12/2017, so với mức tăng trưởng 43% của Naver.

“Mảng công nghệ di động của Kakao sẽ bắt đầu đóng góp lợi nhuận từ năm 2019”, một nhà phân tích của công ty môi giới Hàn Quốc Hi Investment & Securities, dự đoán rằng mảng này sẽ đem lại doanh thu 93,6 tỉ won năm 2019 và 213,9 tỉ won năm 2021.

Những người theo dõi thị trường phỏng đoán rằng Kakao đang cố gắng ngăn chặn sự dẫn đầu của Naver bởi công ty này chưa nhận được giấy phép để tham gia ngành ngân hàng như Kakao.

Xem thêm

Nam Thi

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.