|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nikkei: Việt Nam đứng đầu thế giới về livestream bán hàng trên Facebook

14:10 | 10/06/2021
Chia sẻ
"Nhiều đồng nghiệp tại Mỹ của chúng tôi cảm thấy bất ngờ", ông Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu, Facebook tại thị trường Việt Nam, nói về xu hướng livestream bán hàng tại đây.

Facebook đang có được những bài học quý giá từ người dùng ở khu vực nông thôn Việt Nam trong bối cảnh mảng kinh doanh quảng cáo trở nên khó khăn hơn và các nhà bán hàng trực tuyến sử dụng nhiều công cụ trò chuyện và video để tiếp cận với khách hàng, theo Nikkei Asia.

Tại vùng nông thôn Việt Nam, người dân ngày càng có thu nhập cao hơn, và tỷ lệ sử dụng smartphone tăng lên nhanh chóng. Trong đó, xu hướng coi video và livestream trực tuyến được nhiều người yêu thích hơn cả, báo cáo Facebook viết.

Việt Nam dẫn đầu thế giới trong xu hướng trò chuyện - bán hàng trên Facebook - Ảnh 1.

Facebook nhìn thấy cơ hội tăng trưởng đối với người dùng ở khu vực nông thôn Việt Nam. (Ảnh: AFP/Nikkei)

Facebook nói với Nikkei rằng Việt Nam, cùng với Thái Lan, đang dẫn đầu thế giới trong việc dùng tính năng trò chuyện trong hoạt động bán lẻ. Facebook đưa ra nhận định này dựa trên lưu lượng tin nhắn được trao đổi giữa các nhà bán hàng và khách hàng.

"Nhiều đồng nghiệp tại Mỹ của chúng tôi cảm thấy bất ngờ", ông Khôi Lê, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu, Facebook tại thị trường Việt Nam, nói về xu hướng trò chuyện trực tuyến. "Chúng tôi đang phát triển nhiều tính năng có thể mở rộng ra cho người toàn cầu. Vì thế nếu bạn đến từ Mỹ và bạn nhìn thấy những điều này ở Việt Nam, mọi thứ rất thú vị".

Việt Nam là một thị trường quan trọng với Facebook. Theo báo cáo tài chính hồi tháng 1, Việt Nam đang là nguồn doanh thu lớn nhất với ông lớn mạng xã hội tại Đông Nam Á. Xét chung trên thế giới, phần lớn nguồn doanh thu của Facebook vẫn đến từ quảng cáo.

Ông Khôi Lê nói rằng người dùng khu vực nông thôn sẽ là bước tiến tiếp theo của Facebook. Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2020, 62 triệu trong tổng số 98 triệu dân ở Việt Nam sống ở khu vực nông thông. Hơn thế nữa, xu hướng tiêu dùng của nhóm dân số này sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhóm dân số tại thành thị.

Facebook dự đoán chi tiêu ở khu vực nông thong dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ tăng 7% mỗi năm từ năm 2020 đến 2025, so với tỷ lệ tăng 2% ở thành phố.

Với người dùng nông thôn, video trực tuyến cũng lần đầu vượt qua TV. Nếu như TV là phương tiện thông tin chính vào năm 2018, đến năm 2020, tỷ lệ dùng TV giảm xuống 86% trong khi đó tỷ lệ dùng Internet tăng lên 91%, Facebook dẫn khảo sát của công ty GroupM với sự tham gia của 4.500 người sống ở khu vực nông thôn Việt Nam.

"Tôi cũng từng nghĩ rằng người dùng ở nông thôn sẽ chưa thể tận dụng tốt Internet", ông Khôi Lê nói. Dù vậy, khảo sát của Facebook cho thấy 92% hộ gia đình đã có smartphone và họ dùng smartphone để chơi game, mua sắm và xem TV.

Nhận thấy người Việt Nam có thói quen xem video biến đổi khá nhanh, Facebook đã vạch ra một số lĩnh vực cần tập trung, bao gồm livestream, chương trình truyền hình (TV show) trên Facebook Watch, các video ngắn trên News Feed, bài đăng từ Instagram và cả video trên Stories (dạng bài đăng sẽ biến mất sau một thời gian).

Đối với thương mại điện tử, những tính năng liên quan đến video sẽ bổ trợ thêm cho tính năng trò chuyện, bao gồm cả hình thức chatbot hoặc người bán hàng trực tiếp trả lời câu hỏi của khách hàng thông qua livestream.

Facebook kỳ vọng những công cụ này sẽ hỗ trợ các nhà bán lẻ kết nối với người dùng Facebook, đặc biệt là trong bối cảnh hệ điều hành phiên bản mới của Apple đang yêu cầu các ứng dụng phải xin phép người dùng rõ ràng trước khi theo dõi họ từ tháng 4. Chính sách này là một "đòn đánh mạnh" với các công ty quảng cáo như Facebook.

Ông Ngô Hồng Phúc, giám đốc phát triển chiến lược của công ty marketing Vero, nhận định các nhà quảng cáo vẫn đang loay hoay tìm cách thích nghi với những chính sách riêng tư và bảo mật ngày càng khắc nghiệt của Apple.

Nikkei nhận định việc tập trung vào video cũng sẽ giúp Facebook cạnh tranh tốt hơn hơn với các đối thủ như YouTube hay TikTok tại Việt Nam.

Thừa nhận thương mại điện tử đang giúp các đơn vị kinh doanh tiếp cận được khách hàng ở nông thôn, việc giao hàng đến nhóm người dùng này vẫn cực kỳ đắt đỏ.

Chi phí logistics tại Việt Nam đang tương đương 16,8% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, cao hơn mức trung bình Châu Á, theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020 của Bộ Công thương. Các công ty có thể quảng cáo sản phẩm tới người dùng nông thông song giao hàng sau một quảng cáo thành công lại là một câu chuyện khác.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.