|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nikkei: Năng suất lúa của Trung Quốc đạt kỉ lục - sự may mắn của người tiêu thụ ngũ cốc toàn cầu

07:44 | 11/12/2018
Chia sẻ
Năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc xác lập kỉ lục về sản xuất gạo, với lần này năng suất đạt trên18 tấn/ha. Con số này gần gấp ba lần mức trung bình tại quốc gia láng giềng Nhật Bản, nơi người nông dân ưa chuộng hương vị hơn số lượng và không cần phải đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỉ người.

Theo Nikkei, kỉ lục được xác lập trên một loại lúa thí nghiệm tại tỉnh phía bắc của Hà Bắc, nơi được trồng nhiều với giống lúa có tên Xiangliangyou 900. Một nhóm các nhà nghiên cứu do ông Yuan Longping, "cha đẻ của lúa lai" của Trung Quốc, đã phát triển giống lúa.

Loại giống mới này là một may mắn của thế giới. Các thí nghiệm với năng suất lúa cải thiện của Trung Quốc cho thấy cam kết đối với khả năng tự cung tự cấp lương thực của quốc gia này, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới.

nang suat lua cua trung quoc dat ki luc su may man cua nguoi tieu thu ngu coc toan cau
Ảnh: Nikkei Asia Review.

Nếu quốc gia đông dân nhất thế giới chuyển sang nhập khẩu các loại ngũ cốc chính, chắc chắn sẽ đẩy giá thị trường quốc tế lên cao. Điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại Trung Quốc, với người dân sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mua lượng calo cần thiết của họ.

Theo Ruan Wei thuộc Viện nghiên cứu Norinchukin của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới "may mắn ở chỗ, ngay cả khi tăng cường sự phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu, nó sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường quốc tế". Dân số của Nhật Bản là khoảng 125 triệu dân và đang dần thu hẹp.

Kể từ năm 1978, khi đưa ra chính sách cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã bắt chước nền kinh tế của mình theo mô hình hai thập kỉ trước cho tới giữa những năm 1970 của Nhật Bản. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xuất khẩu theo cách riêng để tăng trưởng bùng nổ và hiện cố gắng mở rộng thông qua tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã tránh con đường mòn của Nhật Bản khi vấn đề liên quan đến chính sách nông nghiệp.

Khi chế độ ăn kiêng của người Nhật bị tây hóa, quốc gia này đã gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc không phải gạo và tỉ lệ tự cung tự cấp lương thực bắt đầu giảm mạnh.

Khi nông dân Nhật Bản nhận thấy đột nhiên phải cạnh tranh với hamburger, họ cũng được yêu cầu giảm diện tích dành cho gạo. Vì vậy, ngành công nghiệp bắt đầu tập trung vào sản xuất loại ngũ cốc ngon hơn.

nang suat lua cua trung quoc dat ki luc su may man cua nguoi tieu thu ngu coc toan cau
Hoạt động trồng lúa tại Nhật Bản đã không còn như trước kể từ năm 1971, thời điểm McDonald mở cửa hàng đầu tiên tại quốc gia này ở tỉnh Ginza. Ảnh: Nikkei Asia Review.

Một yếu tố thúc đẩy người nông dân cải thiện hương vị gạo của họ là một hệ thống phân loại mà Hiệp hội kiểm tra ngũ cốc Nhật Bản đưa ra vào năm 1971. Thật trùng hợp, McDonald đã mở nhà hàng đầu tiên tại Nhật Bản cùng năm đó.

Nhiều khu vực sản xuất gạo của Nhật Bản coi bảng xếp hạng là một cuộc thi và do đó cạnh tranh để được xếp hạng đặc biệt cao nhất A. Sự vinh dự đó vẫn là một sự mong muốn mãnh liệt của nhiều người và, một khi đã đạt được, thì bị thổi phồng.

Sao cần cải thiện năng suất lúa khi người Nhật Bản trở nên sành ăn hơn?

Mặc dù sự thay đổi tương tự hiện đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng triển vọng về giá cao hơn đã khiến chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giữ vững chính sách tự cung cấp gạo, lúa mì và lương thực khác ngoài đậu nành.

Để trồng nhiều lúa hơn, Trung Quốc có hai lựa chọn, theo ông Ruan thuộc Viện nghiên cứu Norinchukin là hợp nhất và cơ giới hóa.

Đối với xu hướng thực phẩm ngày càng phong phú hơn, chủ yếu ở các thành phố lớn. Bên ngoài bánh mì kẹp thịt lớn, gạo, mì, bánh bao và các thực phẩm khác làm từ ngũ cốc dễ trồng trong nước tạo thành một phần cốt lõi của chế độ ăn kiêng.

Tuy nhiên, ở các khu vực thành thị hơn, McDonald, Kentucky Fried Chicken, Starbucks và các chuỗi thức ăn nhanh khác của Mỹ có mặt ở khắp nơi.

Xiangliangyou 900 có thể giúp cung cấp lương thực cho những người có thu nhập thấp của Trung Quốc, đồng thời đóng vai trò là mạng lưới an toàn cho lượng dân số lớn hơn, nhưng đó là vấn đề thời gian trước khi sự phổ biến của thức ăn nhanh làm thay đổi đáng kể thói quen ăn uống của quốc gia châu Á này.

Lyly Cao