|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Những sự kiện NĐT cần lưu ý khi 'xuống tiền' mua cổ phiếu trong tháng 9

11:08 | 04/09/2019
Chia sẻ
Theo phân tích của Chứng khoán BSC, một số sự kiện có thể ảnh hướng đến TTCK Việt Nam như FTSE Rusell công bố kết quả xếp hạng thị trường, ETF công bố và hoàn tất giao dịch...

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC, Mã: BSI) vừa công bố báo cáo nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 8 với tiêu đề - "Trước tâm bão chiến tranh thương mại". Trong báo cáo này, Chứng khoán BSC đưa ra đánh giá về một số sự kiện có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam:

bsc

Nguồn: Chứng khoán BSC

Việt Nam nhiều khả năng vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell, các ETFs công bố và hoàn tất giao dịch trong kì rà soát quí III

FTSE sẽ công bố kết quả xếp hạng thị trường vào cuối tháng 9. Trước đó trong kì nhập nhật giữ kì vào tháng 3, FTSE Russell giữ Việt Nam trong danh sách nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai nhưng hạ hạng với một số tiêu chí so với kì rà soát trước vào tháng 9/2018.

Các tiêu chí hạ hạng gồm "Tỉ lệ giao dịch thất bại hiếm" từ "Đạt" chuyển sang "NA"; "Lưu kí – Quản lý tài khoản tách biệt có sẵn cho NĐT quốc tế" từ "Đạt" xuống "Không đạt"; "Giao dịch ngoại hối" từ "Hạn chế" xuống "Không đạt". Chỉ số tiêu chí "Thị trường phái sinh" nâng hạng từ "Không đạt" lên "Hạn chế".

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng qua đã có sự thay đổi về quy mô vốn hóa do một số công ty niêm yết trên UPCoM chuyển sàn sang HOSE dù vậy chưa có chuyển biến chính sách để đáp ứng tiêu chí của FTSE Russell.

Những thay đổi chỉ đến khi Luật chứng khoán sửa đổi được thông qua vào cuối năm 2019 và có hiệu lực vào 2020. Do vậy, nhiều khả năng Việt Nam vẫn được giữ trong danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE Russell trong đợt công bố này và cơ hội nâng hạng chỉ đến vào cuối năm 2020 hoặc 2021.

Các qũi FTSE và VNM ETF cũng sẽ chốt dữ liệu vào cuối tháng 8 để cơ cấu lại danh mục các cổ phiếu định kì quý III. Tại dữ liệu chốt lại 21/8, FTSE VN có thể bổ sung VJC, PHR và HVN trong khi loại CII. Quỹ ETF VNM bổ sung VJC và có khả năng cả HVN.

Với trường hợp HVN, cổ phiếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện ngoại trừ tỉ lệ Free float đang được tính toán khác nhau giữa các nguồn thông tin. Do vậy, HVN chỉ được xem như một khả năng tham khảo. 

Hoạt động cơ cấu danh mục cải thiện thanh khoản dù vậy cũng sẽ tạo ra xáo trộn, nhất là khi thời điểm giao dịch cùng thời điểm đáo hạn của HĐTL tháng gần nhất.

Cuộc chiến thương mại gia tăng cẳng thẳng, Mỹ và Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách hạn chế thiệt hại tuy vậy lại tạo nguy cơ đối đầu trên các mặt trận khác

Cuộc chiến thương mại tiếp tục gia tăng căng thẳng. Trung Quốc quyết định áp dụng mức thuế bổ sung 5% hoặc 10% đối với tổng số 5.078 sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ và khôi phục mức thuế 25% đối với ô tô và 5% đối với phụ tùng ô tô tháng 12 năm ngoái vào ngày 1 và 15/9. 

Đây là động thái trả đũa Mỹ áp thuế 10% với 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc (một số mặt hàng được đẩy lùi sang tháng 12) áp dụng từ 1/9 đã được công bố trước đó.

Phản ứng lại, Tổng thống Trump tuyên bố tăng thêm 5% thuế lên 550 tỉ USD hàng hóa đến từ Trung Quốc. 

Theo đó, Mỹ sẽ tăng mức thuế trên 250 tỉ USD hàng hóa từ 25% lên 30% bắt đầu từ ngày 1/10. 300 tỉ USD hàng hóa còn lại, Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế quan lên 15% bắt đầu từ ngày 1/9, chưa thay đổi một nửa số hàng hóa đó đã bị trì hoãn cho đến ngày 15/12.

Những đòn trả đũa kéo theo những điều chính sách đáng lưu ý. Sau 10 năm, Fed giảm lãi suất 0,25% xuống biên độ 2% – 2,25% vào kì họp chính sách tháng 7 trong bối Fed chịu nhiều áp lực tổng thống Mỹ và quan điểm chưa rõ ràng về chu kì cắt giảm lãi suất.

Trung Quốc cũng giảm giá nhân dân tệ xuống dưới ngưỡng tâm lý 7 CNY/USD, đồng thời nhận mức giảm mạnh nhất trong 25 năm, mất 3,9% giá trị trong tháng 8. Mỹ ngay lập tức liệt Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ vào ngày 5/8.

Vậy là, từ cuộc chiến thương mại ban đầu nguy cơ lan rộng sang cuộc chiến tiền tệ và các động thái trả đũa vào doanh nghiệp của nhau dần rõ nét.

Trước thời điểm vòng thuế quan mới có hiệu lực 1/9, Trung Quốc đưa ra tín hiệu không lập tức đáp trả hàng rào thuế quan mới của Mỹ . Còn phía Mỹ , dù 160 ngành viết thư đến Tổng thống Mỹ yêu cầu trì hoãn nâng thuế, Ông Trump vẫn quyết định đánh thuế 15% với 112 tỉ hàng hóa Trung Quốc từ 1/9.

Hai bên vẫn duy trì liên lạc và cuộc họp thương mại Mỹ - Trung Quốc vào tháng 9 vẫn theo lịch trình.

Nguy cơ Brexit không thỏa thuận đang đến rất gần

Với tuyên bố đình chỉ quốc hội Anh từ giữa tháng 9 đến 14/10 của tân thủ thướng Anh vào ngày 28/8 đang cho thấy quyết tâm theo đuổi Brexit. Với quy định này, các nghị sĩ chỉ có khoảng hai tuần để thông qua bất kì luật nào ngăn Anh rời EU vào đúng hạn 31/10.

Brexit vốn có thời gian ngày 29/3 sau hai năm kích hoạt điều 50 hiệp ước Lisbon. Tuy nhiên nhiền thời hạn nhiều lần trì hoãn do quốc hội Anh ba lần bác bỏ thỏa thuận chính quyền thủ tướng May thống nhất EU. Tân Thủ tướng Anh đã khẳng định Anh sẽ "đoạn tuyệt" với EU vào ngày 31/10 dù có hay không thỏa thuận.

Động thái của thủ tướng Johnson đang ngăn chặn sự trì hoãn và đẩy nhanh tiến trình Brexit. Tuy nhiên những đàm phán trước đó với EU vẫn chưa có đột phá. Điều này càng khiến cho khả năng Brexit sẽ đúng thời hạn nhưng nguy cơ cao sẽ không có thỏa thuận.

Sự kiện Brexit kéo dài mức độ ảnh hưởng không còn nhiều khi sự chú ý dồn vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, đây là một biến cố không tích cực nhưng rủi ro với các thị trường không lớn.

Thị trường sẽ có những vận động đón đầu KQKD quý III vào nửa cuối tháng 9, dù vậy đây chưa thể là động lực bứt phá khi những thông tin bất lợi từ thế giới vẫn còn phía trước. Các cổ phiếu có vốn hóa lớn vận động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực từ thông tin quốc tế và họat động rút ròng của khối ngoại. Vùng vận động giá VN-Index tháng 9 tiếp tục trong khoảng 965 điểm - 1.015 điểm.

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, các động lực tăng trưởng giảm nhẹ so cùng kì, Ngân hàng nhà nước điều hành linh hoạt bám sát thị trường

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định ở các chỉ tiêu quan trọng. CPI tháng 7 tăng 0,28%, đưa mức CPI 7 tháng đầu năm đạt 2,57% so cùng kì, CPI bình quân 8 tháng tăng 1,9% là mức thấp trong vài năm gần đây. Giá USD giảm 0,17% tháng 8, giảm 0,38% so với tháng 12 và giảm 0,13% so cùng kì năm trước.

Tháng 8 ước xuất siêu 1,7 tỉ USD, tính chung 8 tháng đạt 3,4 tỉ USD. Thu ngân sách nhà nước đến 15/8 tăng khá, bằng 66% dự toán và thặng dư 97 nghìn tỉ.

Các động lực đóng góp tăng trưởng vẫn đang chậm lại so cùng kì: Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng 8 tháng 2019 ở mức 11,5%, giảm 0,6% so với mức tăng cùng kì 2018; Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 9,5% so với mức tăng 10,8% cùng kì. 

Tổng số vốn FDI đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm đạt 9,1 tỉ USD, giảm 32% so cùng kì; Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách tăng 3,8% cùng kì so với mức tăng 10,4% năm 2018; Tổng kim ngạch XNK tăng 7,3% so cùng kì so với mức tăng 13,5% của năm 2018.

Nền kinh tế thế giới giảm tốc ảnh hưởng đến Việt Nam, dù vậy mức giảm sút nhẹ này có chấp nhận được và vẫn tích cực hơn so với các nền kinh tế khác.

Ngân hàng nhà nước vẫn đang điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ ổn định vĩ mô trước biến động phức tạp từ thế giới. 

Trong tháng 8, Ngân hàng nhà nước ra liền hai văn bản yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và cảnh báo việc các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng VND nhanh và mạnh ở một số kì hạn, hoặc triển khai các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao.

Đây là những quy định cần thiết để định hướng, kiểm soát dòng tín dụng và đồng thời chặn đà tăng lãi suất không lành mạnh đi ngược lại xu hướng giảm lãi suất của thế giới.

Ánh Hường