|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những mối lo và kỳ vọng từ du khách Trung Quốc

14:43 | 27/05/2018
Chia sẻ
 Theo các công ty nghiên cứu thị trường, khách Trung Quốc đang nắm sức mạnh thay đổi ngành du lịch nhiều nước bởi việc chi tiêu cao. Thời bái Kinh tế Sài Gòn Online đã theo chân các đoàn khách Trung Quốc trong hai ngày cuối tuần, đến các địa điểm mà khách du lịch thường ghé khi đến Đà Nẵng. Đặc điểm chung của các đoàn khách này là đông, chi tiêu cao và sử dụng hướng dẫn viên bản xứ (không được phép).
nhung moi lo va ky vong tu du khach trung quoc Lợi và lo khi du khách Trung Quốc tràn ngập các nước châu Á
nhung moi lo va ky vong tu du khach trung quoc Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có nhiều thay đổi

Buôn bán tăng nhờ khách Hàn, khách Trung

9h sáng đầu tuần, tại sân nhà thờ Con gà – nhà thờ lớn nhất Đà Nẵng – có khoảng 300 khách du lịch. Hầu hết khách là người Hàn Quốc và Trung Quốc đi theo đoàn hoặc từng nhóm riêng lẻ. Họ dành khoảng 30 phút để chụp hình và tham quan nhà thờ dưới sự hướng dẫn của một số hướng dẫn viên người Việt và những người Hàn Quốc, Trung Quốc trong vai trò trưởng đoàn.

Sau đó, từng đoàn đi bộ đến chợ Hàn, cách đó khoảng 100 m, để mua sắm. Theo các hướng dẫn viên, hiện nay, chợ Hàn là điểm đến ưa thích của khách Hàn Quốc và Trung Quốc vì ở đây đa dạng nhiều mặt hàng đặc ản mà họ ưa thích từ thức ăn khô đến vải, quần áo và hàng lưu niệm như nón là. Tại quầy Dì Nhung, một nhóm 10 khách Trung Quốc đã 10 kg cá tẩm và mực tẩm với giá 300.000/kg. Theo chị Lê Thị Hồng Chuyên, chủ quầy, ngày nào cũng đông khách Hàn Quốc và Trung Quốc đến mua. “Họ khen ngon. Tôi thấy lâu lâu có vài khách quen quay lại,” chị nói và cho biết thêm những ngày đắt hàng chị có thể đạt doanh thu 30 triệu từ nguồn khách du lịch.

Sau khi đi chợ, các đoàn khách thường tiếp tục đi bộ khoảng 200 m nữa để vào thăm Bảo tàng Đà Nẵng. Theo ghi nhận ,chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ buổi sáng, bảo tàng đón được gần 10 đoàn khách, tất cả đều là Hàn Quốc và Trung Quốc, với số lượng 10-50 khách/đoàn tùy quy mô khác nhau. Được biết, mỗi vé vào tham quan bảo tàng là 20.000 đồng. Theo lời kể của nhân viên bảo vệ, có những ngày toàn khách Trung Quốc và Hàn Quốc đến rất đông, “xé vé mỏi tay và vất vả để kiểm tra người vào.”

Vào buổi chiều những du khách này thường ăn và mua hải sản cũng như tắm biển. Theo ghi nhận của TBKTSG Online, khách Trung Quốc chi tiêu khá nhiều cho việc mua sắm, với danh mục rất đa dạng, từ trái cây, thực phẩm và hải sản khô cho đến hàng thời trang và quà lưu niệm. Tuy không có đánh giá cụ thể, nhưng theo các báo cáo của Cục Thống kế Đà Nẵng, mức chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế đến Đà Nẵng là hơn 5,5 triệu đồng, khách nội địa là 3 triệu đồng. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày/khách đối với khách quốc tế là hơn 1,5 triệu đồng và khách nội địa là 1 triệu đồng.

Quản lý nguồn khách theo hướng bền vững: chuyện không chỉ riêng ai

Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết hai thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường lớn, có khả năng chi tiêu tốt mà các điểm đến đều hướng đến và quan tâm khai thác (cả trong nước và quốc tế). “Đối với Đà Nẵng, hai thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm hơn 50% trong cơ cấu khách quốc tế đến Đà Nẵng, cũng có những đóng góp tích cực vào hoạt động của thành phố”, ông Cường nói. “Vì vậy trong thời gian tới, hai thị trường này vẫn là những thị trường mà ngành du lịch quan tâm khai thác.

nhung moi lo va ky vong tu du khach trung quoc
Trưởng đoàn người Trung Quốc hướng dẫn khách Trung Quốc đi vào bảo tàng - công việc đáng lẽ phải do hướng dẫn viên người Việt thực hiện. Ảnh: Trung Châu

Tuy nhiên, theo ông Cường cần phải có sự quản lý, khai thác hiệu quả hơn hai nguồn khách này, đặc biệt là nguồn khách Trung Quốc. “Viêc khai thác thị trường khách Trung Quốc hiện nay đa phần là thị trường tour giá rẻ, thu lợi nhuận nhờ bán phụ phí và mua sắm. Các công ty lữ hành cạnh tranh khốc liệt để thu được nguồn khách bằng hình thức sẵn sàng cược tiền ở mức cao, sử dụng người bản địa để bán phụ phí, mua sắm”, ông Cường dẫn chứng thêm rằng các công ty lữ hành Việt Nam do năng lực còn hạn chế nên bị các công ty nước ngoài chi phối và xuất hiện một số hình thức “tiếp tay” cho những người nước ngoài hoạt động trái phép để thu lợi nhuận.

“Với sự phát triển “nóng” thị trường khách, nguồn nhân lực hướng dẫn viên Việt Nam chưa phát triển kịp, vừa thiếu vừa yếu, một số hướng dẫn viên không thực hiện đúng chức năng của mình trong quá trình tham gia hướng dẫn để cho một số người nước ngoài trực tiếp hướng dẫn cũng là lý do phát sinh tình trạng người nước ngoài hoạt động trái pháp luật”, ông Cường nói.

Trên thực tế trong thời gian qua, Sở Du lịch Đà Nẵng phối hợp cùng các bên liên quan xử lý nhiều trường hợp vi phạm trên. Trong quí 1, cơ quan này đã tiến hành hơn 45 lượt kiểm tra và phát hiện và xử phạt 10 trường hợp vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 3 trường hợp người nước ngoài được phát hiện là có hoạt động hướng dẫn trái phép. Tổng số tiền phạt 3 trường hợp này là 55 triệu đồng. Trên thực tế, trong các đoàn khách du lịch Trung Quốc, luôn có một hướng dẫn viên người Việt và một người trưởng đoàn người Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động hướng dẫn đều do trưởng đoàn người Trung Quốc thực hiện, ngoại trừ một số nơi thuyết trình công cộng.

Theo ông Cường, việc quản lý người nước ngoài hoạt động đúng mục đích nhập cảnh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch cần có sự vào cuộc và phối hợp chặc chẽ của nhiều ngành, đơn vị liên quan và cộng đồng doanh nghiệp, hướng dẫn viên Việt Nam. “Việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phối hợp liên ngành trong quản lý hoạt động lữ hành và hướng dẫn là điều cần thiết. Các bên như công an, biên phòng, giao thông vận tải, cơ quan thuế, quản lý thị trường và UBND các quận, huyện cần vào cuộc chung với Sở Du lịch để kiểm soát việc thực hiện hướng dẫn của các công ty du lịch.

Theo đại diện của Bảo tàng Đà Nẵng, sau vụ việc một hướng dẫn viên "chui" người Trung Quốc được xác thực là đã có hành vi xuyên tạc về lịch sử Việt Nam khi thuyết trình tại bảo tàng đầu năm nay, đơn vị này đã có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo đó, tại các góc của bảo tàng đều có gắn camera và thiết bị ghi âm. Nếu trường hợp có người Trung Quốc đứng ra thuyết trình, lập tức sẽ có chuông báo.

Thống kê nhân sự nước ngoài làm trong ngành du lịch tại Đà Nẵng UBND thành phố vừa có văn bản giao nhiệm vụ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các sở, ngành chức năng liên quan tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố đã được ban hành theo Quyết định 8752/QĐ-UBND ngày 20-12-2016.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổng rà soát, thống kê danh sách và số lượng lao động nước ngoài trong lĩnh vực du lịch; đánh giá tình hình quản lý và sử dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch (lữ hành, khách sạn, vận chuyển, khu điểm du lịch, cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch…), báo cáo UBND thành phố trước ngày 15-6.

Việc thực hiện chủ trương nêu trên xuất phát từ thực trạng thời gian qua, lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng tăng cao, dẫn đến phát sinh một số bất cập liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch.

Trung Châu

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.