|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những bộ nào dự kiến cắt giảm điều kiện kinh doanh nhiều nhất

10:55 | 03/09/2018
Chia sẻ
Các bộ có kế hoạch cắt giảm điều kiện kinh doanh nhiều nhất là: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ GTVT...
nhung bo nao du kien cat giam dieu kien kinh doanh nhieu nhat Sẽ cắt 3.800 giấy phép, giảm kiểm tra 6.000 dòng hàng
nhung bo nao du kien cat giam dieu kien kinh doanh nhieu nhat Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm hơn nửa số điều kiện kinh doanh
nhung bo nao du kien cat giam dieu kien kinh doanh nhieu nhat
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Thủ tướng trong một lần kiểm tra tại cảng Hải Phòng

Tổ công tác của Thủ tướng vừa báo cáo các kết quả cập nhật về tình hình ban hành các văn bản liên quan đến cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và quy định về điều kiện kinh doanh.

Theo đó, các bộ ngành dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa 3.807 điều kiện kinh doanh và 6.003 dòng hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành. Trong tổng số 6.213 điều kiện kinh doanh, các bộ, ngành dự kiến sẽ đơn giản hóa, cắt giảm 3.807 điều kiện, đạt 61,3%, vượt 11,3% so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, các bộ có nhiều điều kiện kinh doanh và cũng có kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa nhiều nhất là: Bộ Công Thương (1.216 điều kiện, đã ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP cắt giảm 675 điều kiện, đạt 55,5%); Bộ Y tế (1.871 điều kiện, dự kiến cắt 1.363 điều kiện, đạt 72,85%); Bộ GTVT (570 điều kiện, Kế hoạch sửa đổi, bổ sung 20 Nghị định để đơn giản, cắt giảm 346 ĐKKD, đạt 60,7%, đã trình Chính phủ được 9 Nghị định); Bộ Tài chính (370 điều kiện, dự kiến cắt giảm 190 điều kiện, đạt 51,35%)…

Đến nay đã chính thức cắt giảm được 968 điều kiện của các ngành: Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, VHTT&DL... Còn 2.839 điều kiện đã có phương án cắt giảm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, thuộc trách nhiệm của 14 Bộ.

Về kết quả kiểm tra trong tháng 8 và tình hình các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao, Tổ công tác của Thủ tướng cho biết trong 8 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 15.028 nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó, có 6.973 nhiệm vụ đã hoàn thành, 7.858 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 197 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,74%, giảm 1,6% so với tháng trước).

Về Chương trình công tác, theo kế hoạch, 8 tháng có 209 đề án các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hết tháng 8, các Bộ đã trình 163 đề án (đạt 78%), trong đó 63 đề án đã được ban hành (chiếm 38,65% số đề án đã trình); 46 đề án đã quá thời hạn chưa trình theo tiến độ.

Về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, hiện còn nợ 7 Nghị định và 1 Quyết định. Các Bộ còn nợ 5 thông tư. Như vậy, tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết có giảm so với tháng trước nhưng chuyển biến chậm, cụ thể, giảm 1 Nghị định và 3 Thông tư.

Tổ công tác đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ tập trung, gấp rút hoàn thành các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh còn nợ đọng trình Chính phủ thông qua hoặc ban hành theo thẩm quyền. Đồng thời, chú ý việc soạn thảo, trình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi thành các luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực pháp luật trong thời gian tới, không để phát sinh nợ đọng mới.

Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các Bộ dành thời gian thỏa đáng để giải quyết các vướng mắc, đặc biệt là những ý kiến còn khác nhau trong quá trình xây dựng văn bản.

Tổ công tác Thủ tướng lưu ý cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường; tập trung, chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra và có biện pháp quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không tuân thủ nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng cuộc sống, sức khỏe của người dân.

Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, quyết liệt giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân.

Xem thêm