|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu xỉ lò cao cho sản xuất xi măng có thể đạt 20 triệu tấn

12:04 | 05/10/2018
Chia sẻ
Thời gian tới nhu cầu xỉ lò cao có thể đạt ngưỡng 20 triệu tấn, đây là sản phẩm nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xi măng măng. Trong khi đó, xỉ được coi là sản phẩm phụ trong ngành sản xuất thép, vì vậy, ngành sản xuất xi măng có thể tận dụng sản phẩm này vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao hiệu quả.
nhu cau xi lo cao cho san xuat xi mang co the dat 20 trieu tan Ngành Xi măng: Những nút thắt cần tháo gỡ triệt để

Nhu cầu xỉ lò cao trong sản xuất xi măng lớn

Tại Hội thảo Thực trạng công tác chế biến và sử dụng xỉ gang thép ở Việt Nam, ông Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam thông tin, tính đến hết tháng 9, ngành xi măng Việt Nam có 82 dây chuyển sản xuất bằng công nghệ lò quay phương pháp khô. Tổng công suất thiết kế là 99 triệu tấn xi măng.

Phụ gia xi măng gồm thạch cao khoảng 5%, còn lại 25% gồm các loại pu - zơ - lan, tro nhiệt điện, đá vôi, đá bazan, xỉ hạt lò cao. Tro bay nhiệt điện có thể sử dụng làm nguyên liệu, phụ gia sản xuất xi măng và phụ gia bê tông.

nhu cau xi lo cao cho san xuat xi mang co the dat 20 trieu tan
Hội thảo Thực trạng công tác chế biến và sử dụng xỉ gang thép ở Việt Nam

Theo ông Cung, nhu cầu sản xuất xi măng có chứa phụ gia ngày càng cao. Trước đây, nhiều nước trên thế giới lựa chọn tỷ lệ sản xuất xi măng khoảng 50% xi măng không phụ gia và 50% xi măng có pha phụ gia. Tuy nhiên, ngày nay tất cả các nước đều chuyển sang sản xuất xi măng có chứa phụ gia.

Ở Việt Nam, xi măng có chứa phụ gia đóng vai trò chủ đạo. Một trong nhưng phụ gia chủ yếu là xỉ lò cao. Ngoài ra phụ gia còn có pu - zơ - lan, đá vôi, tro, xỉ nhiệt điện.

Ông Cung cho hay, thời gian tới nhu cầu xỉ lò cao có thể đạt ngưỡng 20 triệu tấn, đây là sản phẩm nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xi măng măng. Trong khi đó, xỉ được coi là sản phẩm phụ trong ngành sản xuất thép, vì vậy, ngành sản xuất xi măng có thể tận dụng sản phẩm này vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa - Phó chủ tịch Hiệp hội thép, khối lượng xỉ lo cao năm 2018 là 2,31 triệu tấn, dự kiến đến năm 2020, con số này có thể nâng lên 4,29 triệu tấn. Như vậy, còn nhiều dư địa để ngành thép cung cấp xỉ cho ngành công nghiệp xi măng phục vụ cho sản xuất.

Chi phí sản xuất còn lớn

Tiến sĩ Mai Văn Thanh cho biết, tiêu hao năng lượng trong việc nghiền xỉ lò cao là 42 - 43 kWh/tấn trong khi nghiền xi măng phụ gia với các vật liệu mềm hơn chỉ khoảng 28 kWh. “Điều này cho thấy xỉ lò cao rất khó nghiền. Thậm chí, đối với loại xỉ làm nguội chậm còn không nghiền được”, ông Thanh cho biết.

Theo công bố của các nhà sản xuất, cùng một máy nghiền dùng để nghiền xỉ, nếu mang ra để nghiền xỉ thì công suất suất giảm xuống còn 70 - 75%.

Một rào cản khác, theo ông Thanh, liên quan đến vấn đề “thẩm mĩ” của xi măng. Xưa nay, trong tâm trí người tiêu dùng luôn quan niệm xi măng phải có màu đen trong khi xi măng sử dụng xỉ lò cao lại có màu trắng. Do đó, mặc dù xỉ lò cao được đánh giá là phụ gia tốt trong sản xuất xi măng nhưng lại chỉ được pha 10 - 15%. Nhiều nhà máy sử dụng thêm đá đen để tạo màu cho xi măng nhưng đây lại không phải là phụ gia tốt.

Ông Thanh kiến nghị, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào việc tính toán, lựa chọ cấp phối tối ưu cho các chủng loại bê tông, lựa chọn phụ gia hóa học tương thích nhằm cải thiện chất lượng bê tông.

Để giải quyết vấn đề xỉ lò cao cứng, khó nghiền, ông Cung cho hay nếu quá trình làm lạnh xỉ nóng chảy thành xỉ hạt hạt càng nhanh thì tạo xỉ hạt càng nhỏ, hoạt tính xi măng của xỉ hạt càng tốt và càng dễ nghiền. Chi phí nghiền xỉ cao hơn nghiền clinker và phụ gia vì vậy cần có giá xỉ hợp lý thì việc sử dụng xỉ mới có hiệu quả.

Về vấn đề nhận thức của người tiêu dùng đối với xi măng sử dụng xỉ làm nguyên liệu, ông Sưa cho rằng cần phải có chiến dịch truyền thông tốt. Theo đó, người dân sẽ hiểu hơn về tác dụng của xi măng có sử dụng xỉ lò cao làm nguyên liệu.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.