|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhu cầu dầu thô yếu có thể tạo nên cuộc chiến thị phần mới giữa các ông lớn

07:08 | 11/08/2020
Chia sẻ
Các dấu hiệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu phục hồi chậm hơn so với dự đoán của các chuyên gia có thể khiến cho Arab Saudi quay trở lại cuộc chiến thị phần thay vì tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận.

Theo trang Oilprice, đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhu cầu dầu toàn cầu sụp đổ, buộc OPEC+ giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày, mức giảm lớn chưa từng có trong lịch sử.

Tuy nhiên, OPEC+ quyết định nới lỏng cắt giảm, chỉ còn 7,7 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/8

Điều này khiến cho sự phục hồi nhu cầu dầu dường như trở nên trì trệ, đồng thời Arab Saudi, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Arab Saudi phải lựa chọn giữa việc hoặc cố gắng giành lại thị phần của mình hoặc tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng với kì vọng thị trường được thắt chặt có thể đẩy giá dầu tăng.

Tuy nhiên các dấu hiệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu phục hồi chậm hơn so với dự đoán của các chuyên gia có thể khiến cho Arab Saudi quay trở lại cuộc chiến thị phần thay vì tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận và yêu cầu các thành viên còn lại của OPEC+ cắt giảm sản lượng đúng với hạn mức đã đề ra trước đó, theo Reuters. 

Ngày càng có nhiều bất ổn trên thị trường dầu cả về phía cung và cầu. 

Nhu cầu phục hồi dầu không theo mô hình phục hồi hình chữ V và có thể đã bị đình trệ khi các nền kinh tế mở cửa trở lại trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở nhiều quốc gia khiến chính phủ các nước này tiến hành các đợt phong tỏa mới. 

Đồng thời nguồn cung dầu toàn cầu cũng chịu sự đầu cơ, khi các nước thành viên OPEC+ và Bắc Mỹ khôi phục một phần sản lượng bị cắt giảm trước đó. 

Arab Saudi cam kết rằng sản lượng cao hơn từ việc nới lỏng thỏa thuận sẽ được chuyển đến thị trường nội địa của quốc gia này chứ không phải thị trường dầu toàn cầu. 

Arab Saudi cũng tuyên bố rằng mức cắt giảm thực tế của OPEC+ trong tháng 8 sẽ cao hơn mức 7,7 triệu thùng/ngày vì các nước không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận trước đó đã hứa sẽ cắt giảm sản hơn nữa trong các tháng tới để bù vào sản lượng dư của mình. 

Ấn Độ, nước có tỉ lệ tuân thủ thấp nhất trong lần cắt giảm lịch sử này đã tuyên bố sẽ cắt giảm thêm 400 nghìn thùng/ngày trong tháng này.

Tuy nhiên Ấn Độ cũng là nước chưa bao giờ thực hiện lời hứa như một phần của thoả thuận kể từ năm 2017, nên không chắc lần này quốc gia này sẽ giữ lời.

OPEC+ nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu dầu đang phục hồi một cách chậm chạp, bao gồm cả thị trường trọng điểm của OPEC là châu Á.

Điều này có thể khiến Arab Saudi cắt giảm giá bán chính thức (OSP) lần đầu tiên sau 4 tháng.

Các nhà máy lọc dầui ở châu Á kì vọng công ty Aramco của Arab Saudi sẽ giảm giá bán dầu vào tháng 9 khi mà sự phục hồi nhu cầu dầu trì trệ làm giảm biên lợi nhuận lọc dầu. 

Arab Saudi thường công bố giá dầu thô của mình vào khoảng ngày 5 hàng tháng, nhưng trong tháng này, Aramco đã trì hoãn thông báo giá OSP trong vài ngày vì kì nghỉ lễ của người Hồi giáo.

Theo ước tính của Reuters, biên lợi nhuận từ việc chế biến dầu thô thành xăng ở châu Á đã “bốc hơi” trong suốt tháng 7, giảm từ 2,37 USD/thùng vào ngày 1/7 xuống chỉ còn 0,04 USD/thùng vào cuối tháng 7.

Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, đang chứng kiến các nhà máy lọc dầu cắt giảm tỉ lệ sản xuất do nhu cầu giảm trong những tuần gần đây, giá dầu cao hơn, vài khu vực bị phong tỏa và giao thông bị đình trệ bởi mưa lớn.

Trước tình trạng này, Arab Saudi không còn lựa chọn nào ngoài việc giảm giá dầu thô trong tháng 9. 

Nếu tình trạng nhu cầu dầu phục hồi thấp hơn dự kiến, các nỗ lực thắt chặt thị trường và giảm cung dư của OPEC+ trở nên vô nghĩa. 

Roger Diwan, phó chủ tịch dịch vụ tài chính của IHS Markit cho biết “Không chỉ đóng vai trò là quốc giá chủ trì trong việc giảm sản lượng, Arab Saudi còn bây giờ còn phải đảm nhận việc thúc đẩy sự phục hồi của thị trường”. 

Ông này cũng cho hay “Mối quan hệ tốt đẹp giữa OPEC, Nga và Mỹ đã cho thấy các nước có thời gian để thảo luận về mức giá cũng như thị phần thị trường”.

“Miễn là giá dầu duy trì ở mức hiện tại, những lo ngại về nhu cầu sẽ giúp duy trì thỏa thuận cắt giảm. Khi giá vượt qua mức 50 USD/thùng, có khả năng chi tiêu vốn của Mỹ tăng cao và điều đó thay đổi kì hạn của cuộc thảo luận và sự sai lệch của lãi suất có thể đóng vai trò quan trọng”. 

H.Mĩ