|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhóm vốn hóa lớn gây áp lực, VN-Index giảm gần điểm

12:33 | 01/04/2024
Chia sẻ
Cổ phiếu vốn hóa lớn gia tăng sức ép lên thị trường phiên hôm nay, VN30-Index đóng cửa giảm hơn 4 điểm, thu hẹp đáng kể so với mức giảm sâu nhất gần 12 điểm đầu phiên chiều.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,57 điểm (0,2%) về 1.281,52 điểm, HNX-Index tăng 0,31 điểm (0,13%) lên 242,9 điểm, UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (0,26%) còn 91,33 điểm.

Sau chuỗi phiên tranh chấp gần vùng cản, thị trường tiếp đà điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm nay. Nỗ lực hồi phục của lực cầu chưa đủ mạnh để chỉ số chuyển sắc. Kết phiên VN-Index vẫn giảm hơn 3 điểm.

Cổ phiếu vốn hóa lớn gia tăng sức ép lên thị trường phiên hôm nay, VN30-Index đóng cửa giảm hơn 4 điểm, thu hẹp đáng kể so với mức giảm sâu nhất gần 12 điểm đầu phiên chiều.

Tác động lớn nhất vào số điểm giảm của VN-Index hôm nay phải kể đến nhiều bluechip ngành ngân hàng như CTG, MBB, VPB, TPB, VIB, LPB cùng với VNM, MSN, HPG, GVR. Ngược lại, HVN tăng kịch trần cùng với sắc xanh của VCB là các nhân tố nỗ lực lớn nhất trong việc cản lại đà giảm của VN-Index.

Trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục thu hút dòng tiền. Nhiều cổ phiếu tăng trên 1% như CRE (+4,7%), NAF (+4,5%), DIG (+4%), HTN (+3,7%), NHA (+3,4%), LAF (+3,2%), GQC (+3,2%), PDR (+3,1%), BMP (+2%), DXG (+1,8%), TCH (+1,6%), PVD (+1,5%), HDC (+1,3%), GEX (+1,2%), … Thậm chí, một số mã còn đóng cửa trong sắc tím trần như DXS, SKG, SGR.

Xét theo nhóm ngành, xu hướng chính trên thị trường vẫn là phân hóa. Cổ phiếu ngân hàng vẫn là gánh nặng lớn nhất với thị trường khi ghi nhận 19/28 mã giảm giá. 3 mã giữ được sắc xanh đến cuối phiên là SGB, SHB, VCB.

Tương tự, dòng phân bón, hóa chất chịu áp lực điều chỉnh với DGC giảm 2,5% khi đóng cửa, VAF giảm 3% xuống 14.700 đồng/cp. DCM, BFC, LAS, DPM giảm 0,7 – 2,5%. Một vài nhóm ngành hồi phục về cuối phiên như du lịch & giải trí, dầu khí, vận tải, tuy nhiên mức tăng phổ biến của các cổ phiếu trong ngành chưa đến 1%.

Khối ngoại chưa dừng bán ròng trên HOSE, hôm nay ghi nhận phiên rút ròng thứ 15 liên tục. Trong đó dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi MSN (248 tỷ đồng), SSI (170 tỷ đồng), VNM (159 tỷ đồng), VCI (98 tỷ đồng).

Về thanh khoản, dòng tiền giao dịch nhanh hơn trong phiên chiều giúp thanh khoản có phần cải thiện. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 26.100 tỷ đồng, tương đương hơn 1,1 tỷ cổ phiếu được mua – bán trong phiên hôm nay. Trên HOSE, giá trị khớp lệnh tăng gần 10% lên 21.564 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 7,22 điểm (0,56%) còn 1.276,87 điểm, HNX-Index giảm 0,85 điểm (0,35%) về 241,73 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (0,22%) xuống 91,37 điểm.

Thị tường chứng khoán Việt Nam mở cửa trong sắc đỏ sau phiên điều chỉnh cuối tuần trước. Áp lực bán dâng cao về cuối phiên khiến VN-Index có thời điểm mất gần 10 điểm. Tuy nhiên, lực cầu nâng đỡ giúp chỉ số dừng phiên sáng chỉ còn giảm hơn 7 điểm.

MBB giảm sâu nhất rổ VN30 với tỷ lệ mất giá là 2%, kế đó CTG cũng giảm 1,7% về 34.950 đồng/cp. Đây cũng là hai lực cản lớn nhất của thị trường phiên sáng nay khi lấy đi gần 1,5 điểm của VN-Index. Chiều ngược lại, MWG là công thần lớn nhất của VN-Index khi đóng góp gần 0,4 điểm.

Chuyển động nhóm ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường phiên sáng nay. Hầu hết các mã trong ngành ghi nhận giảm điểm, mức giảm phổ biến từ 1 đến 2%. Sắc xanh le lói ở hai mã NVB và SGB với tỷ lệ tăng lần lượt là 0,9% và 0,7%.

Một số cổ phiếu từ nhóm bất động sản, đầu tư công giao dịch khởi sắc, điển hình như DXS (+3,7%), DIG (+3,6%), SCR (+1,2%), PDR (+1,1%), CEO (+0,9%), NVL (+0,9%), NLG (+0,7%), VGC (+0,7%), … Sắc xanh từ các mã này trở thành điểm sáng nhưng không đủ sức dẫn dắt thị trường thoát khỏi vùng giá đỏ.

Thanh khoản thị trường tiếp tục suy giảm trong phiên sáng nay với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt gần 13.160 tỷ đồng, tương đương hơn 555 triệu cổ phiếu được mua – bán. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh trên HOSE giảm 15% còn gần 9.500 tỷ đồng.

  Cổ phiếu ngân hàng gây áp lực cho thị trường phiên sáng ngày 1/4. (Nguồn: MBS). 

Thu Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.